Lễ hội trong dịp đầu Xuân Kỷ Hợi: Lành mạnh và đảm bảo đúng quy định (21:18 22/03/2019)


HNP - Theo báo cáo mới đây của Sở Văn hóa và Thể thao, hầu hết các Lễ hội trong dịp đầu Xuân Kỷ Hợi 2019 diễn ra vui tươi, lành mạnh, đảm bảo đúng quy định, kế hoạch đề ra. 

Lễ hội Gò Đống Đa diễn ra lành mạnh và đảm bảo đúng quy định


Hà Nội hiện có khoảng 1.206 lễ hội với nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau, diễn ra tập trung vào mùa Xuân. Bên cạnh đó, còn có nhiều lễ hội quy mô hội vùng như: Hội Gò Đống Đa, Hội Gióng (đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2010), Hội Đền Cổ Loa, Hội Đền Hai Bà Trưng, Hội Chùa Hương, Hội chùa Thầy gắn với huyền tích Thiền sư Từ Đạo Hạnh, hội chùa Tây Phương, hội đền Và thờ Đức Thánh Tản,…
 
Năm nay, các Lễ hội diễn ra đảm bảo tiết kiệm và an toàn, được đông đảo dư luận nhân dân đánh giá cao. Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống, trò chơi, trò diễn giàu tính nghệ thuật, đậm chất dân gian được quan tâm đưa vào lễ hội như: Hát quan họ, hát chèo, đấu vật, đánh đu, thổi cơm thi, múa sư tử, kéo co,... được tổ chức sôi nổi.
 
Đối với lễ hội chùa Hương năm 2019, đã có những chuyển biến tích cực với chủ đề “Lễ hội kỷ cương văn minh du lịch”. Năm nay, Ban tổ chức đã bố trí 4.000 đò để phục vụ lễ hội, các đò được gắn biển số để Ban quản lý kiểm soát tránh tình trạng chủ đò chèo kéo, chặt chém du khách. Lễ hội Chùa Hương năm 2019 được xiết chặt để tránh tình trạng tranh giành, cướp lộc. Công tác an ninh trật tự được đảm bảo, các hiện tượng bói toán, cờ bạc, trộm cắp đã không còn. Để tạo điều kiện tốt nhất cho du khách về lễ hội và thắng cảnh Chùa Hương, xứng đáng với chủ đề "Lễ hội kỷ cương, văn minh, du lịch". Ban Tổ chức Lễ hội đã nỗ lực chuẩn bị các điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất và quan tâm đến công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh ATTP, vệ sinh môi trường và phương tiện thuyền đò vận chuyển du khách thăm quan, trẩy hội; tập huấn công tác giao tiếp văn minh ứng xử và đổi mới công tác điều hành tổ chức lễ hội.
 
Với một số lễ hội lớn như: Đền Sóc, Gò Đống Đa, Cổ Loa, Đền Và, Chùa Trăm gian, Phủ Tây Hồ, Bia Bà, Hai Bà Trưng,... đã có sự phối hợp vào cuộc khẩn trương, đồng bộ, thường xuyên liên tục nên các lễ hội đã diễn ra an toàn, văn minh, tiết kiệm, không có các hiện tượng chen lấn, xô đẩy gây phản cảm. Công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ; an ninh chính trị, trật tự an toàn được giữ vững; không có hiện tượng đổi tiền lẻ ăn chênh lệch, bói toán, cờ bạc trá hình diễn ra tại các lễ hội. 
 
Số điện thoại đường dây nóng đã tiếp nhận và xử lý nhiều mội dung phản ánh tại các lễ hội như: Bia Bà (Hà Đông); Chùa Trấn Quốc (Tây Hồ) về việc thu vé xe cao hơn quy định; Chùa Hương (Mỹ Đức) có hiện tượng ép giá khách đi đò, trạm soát vé không có người trực, giữ xe giá cao; Chùa Đậu (Thường Tín) việc hàng quán lấn chiếm gây mất mỹ quan, ảnh hưởng giao thông… Tất cả các nội dung phản ánh đã được Sở chủ động trao đổi với địa phương kịp thời giải quyết.
 
Cũng như mọi năm, việc tổ chức lễ hội tại các địa phương đều được Sở Văn hóa và Thể thao chỉ đạo kết hợp với việc tổ chức đón nhận các danh hiệu làng văn hóa, danh hiệu làng nghề, Bằng di tích lịch sử văn hóa,... làm phong phú hoạt động của lễ hội, góp phần tạo dựng môi trường văn hoá lành mạnh, động viên, khuyến khích nhân dân giữ gìn, phát huy tốt các giá trị danh hiệu văn hoá, danh hiệu làng nghề truyền thống. Từ đó, đã tạo ra những hiệu ứng tích cực trong đoàn kết cộng đồng, phong trào thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, bài trừ mê tín, dị đoan, hủ tục lạc hậu, giữ gìn những nét đẹp truyền thống của dân tộc được phát huy.
 
Ở các địa phương, Huyện ủy, HĐND, UBND các quận, huyện, thị xã đều quan tâm chỉ đạo việc tổ chức lễ hội trên địa bàn. Đồng thời, có văn bản hướng dẫn thực hiện trên tinh thần chỉ đạo của UBND thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao. Ban tổ chức các lễ hội đều được thành lập gồm: Lãnh đạo UBND xã, phường, thị trấn làm Trưởng ban, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành đoàn thể, đại diện cấp ủy, chính quyền thôn, người trụ trì nơi thờ tự (nếu có) có lễ hội là thành viên. Đối với các lễ hội có quy mô lớn, tổ chức dài ngày Sở Văn hóa và Thể thao có hướng dẫn các địa phương thành lập Ban chỉ đạo cấp quận, huyện, thị xã chỉ đạo trực tiếp việc tổ chức và cử cán bộ chuyên môn tham gia.
 
Cùng với việc chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức lễ hội, Sở còn phối hợp với Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Cục Văn hoá cơ sở kiểm tra công tác bảo vệ di tích và tổ chức quản lý lễ hội tại các di tích danh lam thắng cảnh lớn. Qua đó, chấn chỉnh kịp thời các thiếu sót, tồn tại để các địa phương khắc phục, đồng thời. cũng kiến nghị với các cấp có thẩm quyền chỉ đạo khắc phục.

Nghi Dung


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t