Liên đoàn lao động TP góp ý dự thảo Bộ Luật lao động năm 2012 (sửa đổi) (14:56 21/03/2019)


HNP - Sáng 21/3, Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị góp ý Dự thảo Bộ luật Lao động năm 2012 (sửa đổi).

Toàn cảnh hội nghị


Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên Công đoàn và người lao động, thời gian qua, LĐLĐ Thành phố Hà Nội đã phối hợp tích cực với UBND TP và các sở, ban, ngành Thành phố tổ chức triển khai thực hiện tốt các quy định về pháp luật lao động đối với CNLĐ, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, đảm bảo tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. 
 
Tuy nhiên, tình hình quan hệ lao động trên địa bàn thời gian qua cũng có những diễn biến mới phức tạp. Tình trạng vi phạm pháp luật về lao động, nợ đọng, trốn đóng BHXH vẫn còn xảy ra ở nhiều doanh nghiệp, đặc biệt ở khu vực tư nhân, công ty TNHH có quy mô nhỏ; một số doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của hệ thống pháp luật và sự thiếu quyết liệt của cơ quan quản lý nhà nước địa phương để cố tình vi phạm, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của CNLĐ và an sinh xã hội. Tình hình tranh chấp lao động, đình công, ngừng việc tập thể tuy đã được hạn chế nhưng vẫn ở mức cao.
 
Tại hội nghị, nhiều ý kiến của các cấp Công đoàn và CNVCLĐ đã tập trung tham luận về vai trò của tổ chức Công đoàn trong thương lượng tập thể; quy trình, thủ tục về giải quyết tranh chấp lao động và đình công; điều kiện đảm bảo hoạt động của tổ chức Công đoàn, việc thành lập tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở theo cam kết CPTPP; Quy định về tuổi nghỉ hưu của Người lao động và chính sách lao động nữ; quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của Người lao động; về tiền lương, tiền công (Dự thảo Bộ Luật lao động sửa đổi: doanh nghiệp tự quyết định về tiền lương, căn cứ vào năng suất lao động)…
 
Theo đồng chí Tạ Văn Dưỡng, Trưởng ban Chính sách Pháp luật LĐLĐ TP Hà Nội, quan điểm của LĐLĐ TP Hà Nội là khi tham gia sửa đổi Bộ luật Lao động năm 2012, phải kiên trì và quán triệt 3 nguyên tắc: Thứ nhất, khi sửa đổi Bộ luật Lao động không làm suy giảm và mất đi các quyền lợi của người lao động đã được pháp luật khẳng định trong thực tiễn thi hành. Thứ hai, tạo khung pháp lý thuận lợi hơn nữa cho hoạt động của tổ chức CĐ trong quan hệ lao động. Thứ ba, khi xây dựng luật phải xác định người lao động là thế “yếu” để có những quy định cho phù hợp, thể hiện bản chất nhân văn tốt đẹp của chế độ XHCN của nước ta.

Thu Uyên


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t