Quận Bắc Từ Liêm kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (15:47 21/11/2019)


HNP - Sáng 21-11, UBND quận Bắc Từ Liêm kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23-11); tổng kết công tác quản lý di sản và giao lưu các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống năm 2019.

Các tập thể được khen thưởng tại buổi lễ


Quận Bắc Từ Liêm là nơi hội tụ nhiều di sản văn hoá của người Việt cổ, phong phú về số lượng, đa dạng về chủng loại. Quận có 135 di tích, 35 di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó, 62 di tích được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa, gồm 1 di tích cấp Quốc gia đặc biệt, 48 di tích cấp Quốc gia, 13 di tích cấp TP; 2 lễ hội đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội Đình Chèm, phường Thụy Phương; Lễ hội Bơi Đăm, phường Tây Tựu. Ngoài ra, Quận có 26 di tích cách mạng kháng chiến (trong đó có 15 di tích đã được TP gắn biển).
 
Thời gian qua, quận thường xuyên tổ chức quán triệt việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của các cấp, ngành về công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn. Kiện toàn Ban Quản lý di tích các phường và Tiểu Ban quản lý di tích tổ dân phố theo hướng dẫn tại Quy chế quản lý di tích của TP. Quận đã rà soát các hiện vật, vật kiến trúc không truyền thống trong di tích, qua đó, đã vận động đưa 100% các hiện vật lạ, hiện vật không truyền thống ra khỏi khuôn viên di tích; Niêm yết Quy tắc ứng xử nơi công cộng tại 100% các di tích…
 
Cùng với đó, công tác tu bổ tôn tạo chống xuống cấp các di tích luôn được Quận đặc biệt chú trọng và quan tâm. Năm 2019, quận có 14 di tích được tiến hành tu bổ tôn tạo với tổng kinh phí là 119 tỷ 838 triệu đồng. Nhiều di tích trong quá trình tu bổ tôn tạo đã kêu gọi được nguồn kinh phí xã hội hóa trong Nhân dân, tiêu biểu Dự án tu bổ tôn tạo chùa Bụt Mọc, phường Phú Diễn đã huy động được 100% kinh phí xã hội hóa (12 tỷ 500 triệu đồng); Chùa Văn Trì, phường Minh Khai kêu gọi kinh phí xã hội hóa gần 400 triệu đồng; Chùa Hoàng Liên, phường Liên Mạc kêu gọi xã hội hóa gần 100 triệu đồng…
 
Bên cạnh đó, quận đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của TP lập hồ sơ khoa học pháp lý đề nghị các cấp có thẩm quyền xếp hạng di tích lịch sử văn hóa Nhà thờ họ Đỗ Đại Tôn Tam Chi, phường Xuân Đỉnh. Phối hợp với Viện Khảo cổ học, Sở Văn hóa và Thể thao, Bảo tàng Hà Nội tổ chức các hoạt động thám sát, khai quật thành công tại di chỉ Mộ táng tại dự án đường Vành đai 3 thuộc phường Xuân Đỉnh; Lập hồ sơ khoa học pháp lý đề nghị TP công nhận và gắn biển đối với các di tích cách mạng kháng chiến và lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 
Toàn quận có 29 lễ hội truyền thống, với 2 lễ hội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tính đến nay, trên địa bàn quận đã tổ chức thành công 28 lễ hội, còn lễ hội Đình Hoàng Liên, phường Liên Mạc được tổ chức vào tháng 11 (Âm lịch). 100% các lễ hội truyền thống đều được tổ chức trang trọng, tiết kiệm, khôi phục và phát huy các trò chơi dân gian; Không để xảy ra các hiện tượng mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội và các hoạt động khác vi phạm quy định pháp luật. Đặc biệt, 100% lễ hội trên địa bàn đều được tổ chức bằng nguồn kinh phí xã hội hóa trong nhân dân.
 
Quận chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng tiền công đức, đảm bảo thực hiện đúng mục đích, tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành về tài chính. Tài sản công đức bằng tiền và hiện vật được công khai, minh bạch, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
 
Tại lễ kỷ niệm, quận đã khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý di sản văn hóa năm 2019.

Thu Uyên


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t