Huy động mọi nguồn lực phát triển làng nghề (15:08 04/01/2018)


HNP - Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của TP Hà Nội trong năm 2017 cho phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn thành phố.

Qua rà soát, năm 2017, UBND thành phố đã dành gói kinh phí hơn 35,2 tỷ đồng cho phát triển nghề, làng nghề. Trong đó, hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề gần 2,7 tỷ đồng; tập huấn nâng cao quản trị doanh nghiệp 900 triệu đồng; hỗ trợ tiếp cận công nghệ mới cho cơ sở sản xuất, doanh nghiệp 2,4 tỷ đồng; hỗ trợ phát triển thương hiệu, nhãn hiệu 3 tỷ đồng; hỗ trợ tham gia các hội chợ trong và ngoài nước gần 22,3 tỷ đồng; hỗ trợ, tổ chức trưng bày, quảng bá sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ 128 triệu đồng; cung cấp thông tin, hỗ trợ thiết kế mẫu sản phẩm gần 1,2 tỷ đồng; nâng cao năng lực quản lý các hoạt động khuyến công 375 triệu đồng; hợp tác với các tỉnh, thành trong cả nước về phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn, làng nghề 500 triệu đồng; đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện bảo tồn, phát triển làng truyền thống kết hợp du lịch tại làng gốm sứ Bát Tràng và làng dệt lụa Vạn Phúc 500 triệu đồng; kinh phí công nhận nghệ nhân và hoạt động của Ban Chỉ đạo Phát triển nghề, làng nghề 466 triệu đồng.

Ngoài ra, sở, ngành thành phố đã chủ động bố trí kinh phí cho công tác đào tạo nghề: Sở Công Thương phối hợp với sở, ngành, hiệp hội ngành nghề tổ chức 40 lớp truyền nghề thủ công mỹ nghệ cho 1.400 học viên tại 40 thôn, xã; tổ chức cho 1.500 lượt cán bộ lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn tham gia 15 lớp tập huấn nâng cao kỹ năng quản lý, quản trị, thiết kế mẫu, xuất nhập khẩu, quản trị bán hàng, quản trị tài chính. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức đào tạo nghề cho 23.415 lao động nông thôn, trong đó, nghề nông nghiệp là 13.590 lao động, nghề phi nông nghiệp là 9.825 lao động. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tập huấn nâng cao năng lực các cơ sở làng nghề cho 2.080 lao động; hỗ trợ phát triển nghề trồng nấm ăn, chế biến lâm sản, nông sản thực phẩm, sản xuất hương bằng dược liệu cho 900 lao động.

Sở Công Thương cũng đã hỗ trợ 12 dự án đầu tư đổi mới thiết bị, ứng dụng máy móc tiên tiến, hiện đại vào sản xuất cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ 8 lớp may công nghiệp cho 280 lao động và hỗ trợ Đề án đầu tư đổi mới thiết bị, ứng dụng máy móc tiên tiến, hiện đại vào sản xuất cho cơ sở công nghiệp nông thôn.

Nhằm hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các làng nghề, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng dành vốn cho vay phục vụ phát triển nghề, làng nghề trên địa bàn. Kết quả, tính đến 31/12/2017, dư nợ cho vay đối với nông nghiệp nông thôn của các tổ chức tín dụng đạt 94.877 tỷ đồng, tăng 21,5% so với cùng kỳ; dư nợ cho vay làng nghề của các tổ chức tín dụng đạt 11.626 tỷ đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ. Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã đã triển khai hỗ trợ cho 4 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, nghệ nhân, thợ giỏi trong các làng nghề vay 1,1 tỷ đồng để triển khai 4 dự án...


H. Hải


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t