Nhiều hoạt động siết chặt quản lý an toàn thực phẩm (23:03 24/09/2017)


HNP - Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, trong quý III/2017, Sở Công Thương đã triển khai nhiều hoạt động siết chặt quản lý an toàn thực phẩm trên thị trường Hà Nội.

Theo đó, cùng với rà soát kiểm tra chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn, tăng cường kiểm tra, kiểm soát sản xuất, kinh doanh rượu, hậu kiểm giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) đối với cơ sở sản xuất thực phẩm.... Sở Công Thương đã rà soát, xây dựng mạng lưới sản xuất, chế biến, phân phối và quản lý ATTP. Hiện nay, trên địa bàn có 124 siêu thị, 22 trung tâm thương mại, 454 chợ và các đại lý, cửa hàng kinh doanh thực phẩm. Sở Công Thương đã kết nối, hướng dẫn các cơ sở sản xuất thực phẩm đưa các sản phẩm vào hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tạo thành chuỗi khép kín từ sản xuất - phân phối - tiêu dùng.

Sở Công thương đã trình UBND thành phố ban hành Đề án "Thí điểm quận lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành của TP Hà Nội", xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Chỉ đạo doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn thành phố (hệ thống chuỗi siêu thị Fivimart, Vinmart, Intimex...) tích cực kết nối, đưa sản phẩm nông sản, rau an toàn của doanh nghiệp, hợp tác xã tại các huyện vào tiêu thụ tại kênh phân phối của các doanh nghiệp. Trên địa bàn TP Hà Nội đang có 48 cơ sở sơ chế RAT cũng là 48 chuỗi tiêu thụ RAT theo liên kết dọc.

Trong quý III, Sở Công thương đã tích cực phối hợp với UBND quận, huyện, thị xã trong việc xây dựng điểm kinh doanh thực phẩm an toàn; hướng dẫn doanh nghiệp mở các điểm cung cấp thực phẩm an toàn có kiểm soát; tăng cường kiểm tra, giám sát ATTP tại các chợ truyền thống, ngăn chặn xử lý thực phẩm không rõ nguồn gốc; tăng cường kiểm tra, giám sát ATTP tại các chợ truyền thống, kiên quyết giải tỏa các chợ tự phát, lấn chiếm lòng lề đường và khu vực xung quanh chợ; tăng cường kiểm soát các lò giết mổ gia súc, gia cầm.

Công tác phối hợp với các cơ quan chức năng, địa phương phát hiện, điều tra, triệt phá dứt điểm các đường dây nhập lậu, tàng trữ, lưu thông, buôn bán chất cấm, hóa chất kháng sinh, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng. Xây dựng triển khai chương trình truy xuất nguồn gốc thực phẩm trên địạ bàn bằng công nghệ thông minh. Tại các siêu thị, trung tâm thương mại và một số cửa hàng đại lý trên địa bàn có ứng dụng phần mềm mã vạch mã hóa sản phẩm để tính tiền tự động QR code. Hiện nay, việc truy xuất nguồn gốc bằng điện thoại thông minh đang được thực hiện trên một số sản phẩm tại siêu thị Metro, Fivimart, một số sản phẩm của Liên minh HTX Việt Nam và một số cửa hàng kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.


H. Hải


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t