Tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin để quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh (16:39 09/06/2017)


HNP - Nhằm đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các sở, ngành, quận, huyện trong quản lý doanh nghiệp sau đăng ký, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, sáng 9/6, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã tổ chức hội nghị Phối hợp công tác quản lý doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn Hà Nội.

3 tập thể được nhận cờ thi đua xuất sắc của Thành phố


Trong 5 tháng đầu năm 2017, thành phố Hà Nội có 10.530 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 79.051 tỷ đồng, tăng 12% về số lượng và 6% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội lên 218.038 doanh nghiệp đăng ký. Tỷ lệ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử của thành phố Hà Nội trong 5 tháng đầu năm trung bình đã đạt 71% số lượng hồ sơ giao dịch.
 
Năm 2017, UBND Thành phố đã ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sau đăng ký thành lập trên địa bàn thành phố Hà Nội theo Quyết định số 09/2017/QĐ-UBND. Nhờ đó, công tác quản lý các doanh nghiệp sau đăng ký thành lập đã có chuyển biến tích cực.
 
Năm 2016, sự phối hợp giữa cơ quan Thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh đã đẩy mạnh hơn trong quá trình đăng ký cấp mới đối với các doanh nghiệp thành lập trên địa bàn. Thời gian cấp mã số doanh nghiệp được rút ngắn, bình quân, 30 phút kể từ khi từ khi nhận được giao dịch từ cơ quan đăng ký kinh doanh, cấp tự động 24/24h (giảm 87,5% lượng thời gian so với quy định là 4 giờ làm việc). Tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp sớm tham gia thị trường.
 
Việc trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan Thuế được thực hiện nghiêm theo Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-BKHĐT-BTC. Qua đó, thông tin đăng ký của doanh nghiệp sau khi thành lập được truyền tải lên hệ thống mạng của ngành, doanh nghiệp có thể dễ dàng tra cứu thông tin trực tuyến của doanh nghiệp thông qua website của cơ quan Thuế.
 
Tuy nhiên, theo đánh giá, công tác quản lý doanh nghiệp sau đăng ký thành lập còn gặp nhiều hạn chế như: Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia vẫn chưa hoàn thiện gây khó khăn cho cơ quan ĐKKD và các cơ quan liên quan trong việc cung cấp thông tin quản lý theo quy định; Sự liên thông trong công tác đăng ký doanh nghiệp giữa cơ quan ĐKKD và cơ quan Thuế còn chưa đáp ứng yêu cầu. Ngoài ra, các thông tin như Giấy phép, chứng chỉ, quyết định xử lý vi phạm,... chưa được các cơ quan chuyên ngành chủ động cập nhật lên Hệ thống thông tin chung về doanh nghiệp mà hiện tại do cơ quan đăng ký kinh doanh nhận và cập nhật...
 
Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Khắc Huy, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã trao đổi một số nội dung, kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp mới thành lập. Trong đó chú trọng đến các vấn đề Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, nhiệm vụ của các sở, ngành chức năng trong quản lý doanh nghiệp sau đăng ký hoạt động. Việc cần thiết phải thay đổi tư duy quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm, những đổi mới trong cơ chế đăng ký doanh nghiệp so với cấp phép trước đây...
 

Phát biểu tại hội nghị, Bùi Anh Tuấn, Cục phó Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đánh giá: Hà Nội chiếm tới 25% tổng số lượng doanh nghiệp cả nước. Thời gian qua, Thành phố đã có nhiều cải thiện về môi trường đầu tư kinh doanh. Từ một địa phương có chỉ số gia nhập thị trường thấp nhất cả nước đã vươn lên đứng trong tốp đầu. Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới mỗi năm hơn 20 nghìn đơn vị, trong đó cũng có một lượng lớn doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh nhưng không đăng ký thuế (còn gọi là doanh nghiệp "ma", doanh nghiệp không hoạt động), do đó cần sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên ngành như công thương, tài chính, thuế, hải quan, công an... để quản lý tốt doanh nghiệp.

 
Kết luận tại Hội nghị, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Tiến Học cho rằng: thời gian qua, việc phối hợp giữa các sở, ngành, quận huyện trong việc quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh được làm khá tốt. Việc trao đổi, phối hợp cung cấp thông tin giữa các sở, ngành được thực hiện thường xuyên, từ đó, tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận thông tin, rút ngắn thời gian thực hiện các TTHC, đẩy nhanh thời gian chính thức hoạt động cho DN. Công tác thanh, kiểm tra được thực hiện tốt, có sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan nên đã thu được nhiều hiệu quả.
 
Trong thời gian tới, đồng chí đề nghị các đơn vị cần thực hiện tốt Quy chế phối hợp của Thành phố; tiếp tục tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin, chú trọng việc khớp nối, trao đổi thông tin trực tuyến về đăng ký doanh nghiệp giữa các cơ quan. Tăng cường tuyên truyền về công tác quản lý nhà nước sau đăng ký. Tổ chức các hội nghị đối thoại giữa cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp, hộ ĐKKD. 

Quang Phú


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t