Huyện Sóc Sơn: Tồn tại 7 vụ việc vi phạm pháp luật về đê điều (13:26 27/02/2020)


HNP - Ngày 25/02, UBND huyện Sóc Sơn đã ban hành Báo cáo số 89/BC/UBND, về tình hình, kết quả xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, tính đến ngày 24/02/2020, trên địa bàn huyện.

Trên địa bàn huyện có 66,18km đê các loại, trong đó, có 32,08km đê cấp 3 do thành phố quản lý đi qua 9 xã có đê, trong đó, có những đoạn đê đi qua các xã: Xuân Thu, Kim Lũ, Việt Long, Tân Hưng chủ yếu đi qua khu dân cư sinh sống từ lâu đời. Qua rà soát cho thấy, tổng số vụ vi phạm pháp luật về đê điều năm 2019 trên địa bàn huyện là 14 vụ.
 
Sau khi rà soát, phân loại và tập trung chỉ đạo xử lý quyết liệt các vụ phát sinh năm 2019, đến nay, trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại 7 vụ việc vi phạm Luật Đê điều. UBND các xã tổ chức giải toả, xử lý tuy nhiên vẫn còn tồn tại 1 phần vi phạm.
 
Từ thực tiễn của địa phương và để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý đê điều, UBND huyện Sóc Sơn cũng kiến nghị UBND thành phố triển khai thực hiện Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/02/2016, Quyết định số 1821/QĐ-TTg ngày 07/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ, sớm hoàn thành rà soát, điều chỉnh Quy hoạch chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội. Qua đó, xác định cụ thể các khu vực công trình, nhà ở phải di dời; khu vực dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ; khu vực bãi sông đủ điều kiện xây dựng mới công trình, nhà ở; làm cơ sở rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và tổ chức việc khai thác, sử dụng vùng bãi sông cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị của thành phố trong đó có huyện Sóc Sơn.
 
UBND huyện cũng kiến nghị tổ chức lập các dự án di dân, tái định cư, di dời công trình, nhà ở nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều và các khu vực khác cần phải tổ chức di dời theo quy định của Luật Đê điều, Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/06/2007 của Chính phủ và quy hoạch phòng chống lũ, đê điều được phê duyệt. Tăng cường đầu tư công trình phục vụ công tác quản lý, như: Cắm mốc chỉ giới bảo vệ đê, chỉ giới thoát lũ; xây dựng đường hành lang chân đê, dốc lên đê, nâng cấp, gia cố mặt đê, tăng tải trọng thiết kế nhằm đảm bảo an toàn công trình đê điều, hạn chế lấn chiếm, xâm hại đến thân đê; xây dựng kè bờ sông để ngăn chặn có hiệu quả tình trạng vi phạm lấn chiếm bãi sông, lòng sông, cũng như kết hợp phát triển kinh tế - xã hội, cảnh quan trên địa bàn…

Minh Huệ


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t