Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (09:40 31/07/2024)


HNP - Chiều 30/7, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc tổ chức Hội thảo Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. 

Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Ngày hội kết nối đầu tư công nghệ bán dẫn thành phố Hà Nội 2024


Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Trần Đắc Trung - Phó Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng Hội thảo là bước đầu hình thành một điểm kết nối doanh nghiệp, các Viện - Trường, cơ quan quản lý Nhà nước cùng chung tay phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc cũng như thành phố Hà Nội.
 
Qua đó, thúc đẩy phát triển mô hình hợp tác “3 nhà”: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp. Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ luôn sát cánh, đồng hành với các doanh nghiệp trong quá trình phát triển trong đó có hoạt động đào tạo phát triển nhân lực, để tạo sự lan tỏa, dẫn dắt trong phát triển kinh tế của Thủ đô”.
 
Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý và các tổ chức, doanh nghiệp đã cùng thảo luận về thế mạnh, cơ hội, thách thức của Khu công nghệ cao Hòa Lạc và vai trò, nhiệm vụ của Ban Quản lý/Doanh nghiệp/Viện nghiên cứu/ Nhà trường trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc và thành phố Hà Nội; những định hướng phát triển nhân lực ngành bán dẫn tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
 
Phó Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc Trần Đắc Trung phát biểu khai mạc Hội thảo
 
Tiến sĩ Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT cho biết, 3 thách thức lớn trong phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là phải đào tạo số lượng lớn; đào tạo rất nhanh; đào tạo nguồn nhân lực không chỉ phục vụ các nhà máy tại Việt Nam mà phải đào tạo theo chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu toàn cầu.
 
Chia sẻ những định hướng để phát triển công nghiệp bán dẫn, TS. Nguyễn Khánh Linh, Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ đề án phát triển nguồn nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050. Đề án đã đưa ra những định hướng phát triển công nghiệp bán dẫn của Việt Nam trong thời gian tới. Trong công nghiệp bán dẫn chia làm 4 công đoạn chính: Thiết kế mạch, sản xuất, đóng gói kiểm thử, ngành công nghiệp phụ trợ khác. 
 
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Chính phủ đưa ra 3 định hướng để phát triển công nghiệp bán dẫn gồm: Thu hút đầu tư trong các tập đoàn công nghệ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn; phát triển nguồn nhân lực; phát triển hệ sinh thái, thu hút đầu tư, nâng cao năng lực doanh nghiệp. 
 
“Hà Nội có nhiều tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, để phát triển xứng tầm, Hà Nội cần quảng bá hơn nữa đến các nhà đầu tư, để thu hút đầu tư, vận dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có để phát huy hiệu quả ngành công nghiệp bán dẫn”, TS. Nguyễn Khánh Linh khẳng định. 

Phạm Linh


Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t