Tưng bừng lễ khai hội đình làng Bát Tràng (18:40 05/03/2023)


HNP - Ngày 5/3 (tức 14 tháng Hai âm lịch), UBND huyện Gia Lâm long trọng tổ chức Lễ khai hội đình làng Bát Tràng.

Đông đảo người dân tham gia lễ khai hội


Lễ hội làng gốm cổ truyền Bát Tràng được tổ chức hằng năm vào ngày 14 - 15/2 Âm lịch, tại đình làng Bát Tràng (xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội). Lễ hội truyền thống làng Bát Tràng nhằm tôn vinh nghề gốm truyền thống và thể hiện ước vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân địa phương.
 
Theo phong tục truyền thống, lễ rước nước, tắm bài vị, rước bài vị từ miếu Bát Tràng ra đình Bát Tràng được thực hiện rất trang trọng…
 
Phát biểu tại Lễ khai hội, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Nguyễn Đức Hồng cho biết: Bát Tràng là làng nghề song cũng nổi tiếng là đất học, với 11 vị đỗ đại khoa. Ngoài các Trạng nguyên, Tiến sĩ theo nghiệp văn, Bát Tràng còn có các vị tạo sĩ và các vị tiêu biểu được phong tước Quốc công, Quận công. Tình yêu với nghề và trọng con đường học vấn, Bát Tràng đã trở thành một "làng nghề, làng văn" nổi tiếng.
 
Tiết mục văn nghệ truyền thống tại buổi lễ
 
"Hòa mình vào dòng chảy phát triển của Thủ đô, Bát Tràng hôm nay đã trở thành một trong những làng nghề tiêu biểu của Hà Nội, "điểm du lịch" hấp dẫn thu hút bạn bè trong nước và quốc tế. Mỗi người con Bát Tràng đều yêu mến mảnh đất nơi mình sinh ra, lớn lên, mong muốn đóng góp thật nhiều để dựng xây làng xã, bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa riêng có, chính là tinh hoa văn hóa dân tộc được kết tinh, hội tụ và lan tỏa. Lễ hội truyền thống làng Bát Tràng là một nét đẹp văn hóa như vậy!", ông Nguyễn Đức Hồng cho biết.
 
Các em thiếu nhi biểu diễn trong lễ khai hội
 
Là nơi bảo tồn, gìn giữ, phát huy một nghề làm gốm cổ truyền nổi tiếng trên đất Thăng Long - Hà Nội, Bát Tràng tuy là một làng công thương chuyên biệt, vẫn có nhiều nét tương đồng với nếp sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhiều làng Việt cổ ven sông Hồng, với tục thờ Thành hoàng tại đình làng. Tại đây, dân làng Bát Tràng nhiều đời cùng thờ phùng 6 vị thành hoàng, được gọi là "Lục vị nhà Thánh", với lễ hội kéo dài từ ngày 11 đến 19/2 Âm lịch, nay rút gọn lại thành 3 ngày (từ 14 đến 16/2 Âm lịch). 
 
Tuy vậy, lễ hội vẫn được bảo lưu, gìn giữ, trao truyền nguyên vẹn nghi thức truyền thống, đậm sắc màu dân gian. Tiêu biểu như, Lễ mộc dục; dâng lễ tam sinh, lễ cấp thủy, lễ rước bộ... Đặc biệt, Lễ dâng cúng lục vị thành hoàng tại đình Bát Tràng cũng duy trì theo nếp từ ngàn xưa rất độc đáo, gồm Tam chính là trâu thui, dê thui và heo sữa quay, đi kèm 6 mâm cỗ mặn và 4 mâm xôi cùng trầu, rượu, hương hoa, trà quả.

Quỳnh Anh


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t