Quận Hà Đông: Đẩy mạnh thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW (14:14 05/08/2019)


HNP - Ngày 2/8, Quận ủy Hà Đông ban hành Văn bản số 1327-CV/QU về việc thực hiện công văn số 1219-CV/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW "về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân".

Theo đó, Ban Thường vụ Quận ủy yêu cầu người đứng đầu cấp ủy phải trực tiếp tiếp dân, đối thoại với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân nêu trong Quy định số 11-QĐi/TW được hiểu là bí thư huyện ủy và tương đương; bí thư xã và tương đương.

Người đứng đầu cấp ủy phải trực tiếp tiếp dân, đối thoại với dân, không ủy quyền cho các chức danh khác (ban thường vụ, thường trực cấp ủy). Trường hợp không thể tiếp đúng định kỳ thì thông báo và tổ chức tiếp dân bù vào thời gian gần nhất. Những địa phương có nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, bức xúc, kéo dài, người đứng đầu cấp ủy cần bố trí thêm thời gian tiếp dân của mình và chỉ đạo tăng thời gian tiếp dân của chính quyền trong tháng để giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân. Mặt khác, có thể phân công các đồng chí Phó Bí thư, Ủy viên thường vụ, Trưởng các ban đảng,... trực tiếp tiếp dân nhằm tạo điều kiện cho người dân được gặp lãnh đạo để phản ánh, kiến nghị, nhưng không thay thế cho người đứng đầu cấp ủy tiếp dân theo Quy định số 11-QĐi/TW.

Phạm vi tiếp dân được đề cập trong Quy định số 11-QĐi/TW bao gồm những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân về những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" của cán bộ, đảng viên; các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo khác, nhất là các vụ việc khiếu nại đông người, phức tạp, kéo dài, có ảnh hưởng đến an ninh trật tự, đã được chính quyền thụ lý giải quyết theo thẩm quyền, nhưng người dân vẫn chưa đồng tình.

Nếu người đứng đầu cấp ủy đồng thời là Chủ tịch HĐND hoặc Chủ tịch UBND thì có thể kết hợp việc tiếp dân của người đứng đầu cấp ủy với tiếp dân của Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND thành một cuộc. Nếu có phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân về nội dung suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" của cán bộ, đảng viên thì phải tổ chức tiếp riêng với tư cách là người đứng đầu cấp ủy. Người đứng đầu cẩp ủy ngoài việc trực tiếp tiếp dân, phải tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc chính quyền cùng cấp và cấp ủy, chính quyền cấp dưới thực hiện tốt việc tiếp dân, giải quyết dứt điểm các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân, không để vụ việc kéo dài; không bao biện, làm thay.

Khi tiếp dân, người đứng đầu cấp ủy phải chủ động trao đổi, giải thích, giải quyết kịp thời các nội dung mà người dân nêu ra (nếu trong thẩm quyền). Khi có nhiều người dân đề nghị đối thoại hoặc xét thấy cần, người đứng đầu cấp ủy phải chủ động tổ chức các cuộc đối thoại với dân, nội dung phải được chuẩn bị chu đáo. Căn cứ tình hình an ninh, trật tự và tính chất vụ việc mà người đứng đầu cấp ủy bố trí địa điểm tiếp dân thích hợp, có thể sử dụng trụ sở tiếp dân của chính quyền hoặc trụ sở làm việc của cấp ủy, phòng làm việc của người đứng đầu cấp ủy... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.

Định kỳ hằng tháng, quý I, 6 tháng, 9 tháng, năm hoặc đột xuất, Bí thư đảng ủy các phường báo cáo Bí thư Quận ủy, Ban Dân vận Quận ủy về tình hình, kết quả tiếp dân và xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của cấp ủy địa phương.


Hoàng Anh


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t