Huyện Gia Lâm: Xử phạt 268 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm (14:19 20/08/2018)


HNP - Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội vừa thông tin kết quả giám sát liên ngành việc quản lý nhà nước về bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2017-2018 trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Theo đó, từ năm 2017 đến nay, huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền về bảo đảm ATTP đa dạng, phong phú phù hợp với từng nhóm đối tượng. Đặc biệt, trong thời gian qua, huyện đã tập trung phổ biến pháp luật đối với bếp ăn tập thể, cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ sản phẩm nông nghiệp và công thương. Tập trung tuyên truyền cho người dân cách truy xuất nguồn gốc thực phẩm, lựa chọn đơn vị cung cấp thực phẩm an toàn...

Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về đảm bảo vệ sinh ATTP đã được huyện quan tâm. Từ 1/1/2017 đến nay, UBND huyện đã thành lập 3 đoàn liên ngành, còn tuyến xã, thị trấn thành lập 22 đoàn liên ngành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp quản lý. Trên địa bàn huyện, Đội Quản lý thị trường số 8 và Công an huyện phân công cán bộ thường xuyên kiểm tra, giám sát, phát hiện cơ sở vi phạm quy định về ATTP. Tổng số lượt cơ sở được kiểm tra cơ quan chức năng huyện kiểm tra là: 793 lượt cơ sở, qua đó, xử phạt vi phạm hành chính 268 cơ sở hơn 491,3 triệu đồng.

Tuy vậy, công tác đảm bảo ATTPm của huyện Gia Lâm còn một số hạn chế như: Công tác kiểm tra còn mang tính thời vụ chưa thường xuyên. Các xã, thị trấn chưa vào cuộc quyết liệt trong việc xử lý vi phạm, chủ yếu chỉ nhắc nhở, cảnh cáo đối với các vi phạm. Nhận thức của một số cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng như một bộ phận người dân còn chưa cao, có biểu hiện chống đối gây khó khăn trong công tác kiểm tra.

Diện tích sản xuất RAT của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Gia Lâm cũng còn manh mún nhỏ lẻ nên công tác chỉ đạo sản xuất, phòng trừ sâu bệnh, giám sát các hộ nông dân thực hiện đúng quy trình sản xuất RAT gặp khó khăn. Kiến thức thực hành về an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn hạn chế. Nhiều hộ kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm tại các hộ gia đình không đảm bảo vệ sinh ATTP, vệ sinh môi trường, không được kiểm soát về thú y.

Qua giám sát, liên ngành đề nghị thành phố sớm có hướng dẫn chung về việc phân công cán bộ kiêm nhiệm làm chuyên trách công tác ATTP tại các xã, thị trấn; có hướng dẫn cụ thể về phân cấp quản lý đối với các hộ kinh doanh trong chợ, ngoài chợ. Cùng một loại hình kinh doanh nhưng ở 2 vị trí khác nhau lại được phân cấp 2 lĩnh vực Công thương và Nông nghiệp dẫn đến việc thực hiện TTHC khác nhau. Bên cạnh đó, có cơ chế đảm bảo kinh phí trong công tác kiểm tra, giám sát ATTP tại tuyến huyện, xã.


H. Hải


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t