Hà Nội: Nhiều chỉ tiêu phát triển nông thôn đạt và vượt kế hoạch (14:49 26/12/2018)


HNP - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội vừa đánh giá công tác phát triển nông thôn của TP Hà Nội năm 2018. Đây là năm ghi nhiều dấu ấn nhờ các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn thành phố hiện có 1.062 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, thì có 1.017 HTX đang hoạt động hiệu quả, chiếm 95,76%. Trong đó, HTX nông nghiệp tổng hợp chiếm 64,4%; HTX trồng trọt chiếm 28,5%, HTX chăn nuôi chiếm 6,1%, HTX lâm nghiệp chiếm 0,2%, HTX thủy sản chiếm 0,7% và HTX nước sạch nông thôn chiếm 0,1%. Đáng chú ý, số lượng HTX nông nghiệp thành lập mới từ đầu năm đến nay là 47 HTX, vượt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Cụ thể, huyện Đông Anh thành lập 4 HTX, Gia Lâm 2 HTX, Thanh Trì 2 HTX, Ba Vì 11 HTX, Chương Mỹ 6 HTX, Đan Phượng 2 HTX, Mê Linh 5 HTX, Phú Xuyên 5 HTX, Phúc Thọ 1 HTX, Quốc Oai 2 HTX, Thường Tín 3 HTX, Ứng Hòa 3 HTX, Hoàng Mai 1 HTX...

Về ngành nghề nông thôn, tính đến hết năm 2018, Hà Nội có khoảng 1.350 làng có nghề, trong đó, có 305 làng nghề được UBND thành phố quyết định công nhận là làng nghề truyền thống thuộc 23 quận, huyện, thị xã, gồm: 11 làng nghề sơn mài, khảm trai; 20 làng nghề làm mũ, nón lá; 83 làng nghề mây tre, giang đan; 20 làng nghề làm chế biến nông lâm sản; 29 làng nghề thêu ren; 25 làng nghề dệt may; 9 làng nghề da giày, khâu bóng; 13 làng nghề làm nghề cơ khí; 18 làng nghề chạm điêu khắc; 5 làng nghề đan tơ lưới; 51 làng nghề chế biến nông sản thực phẩm; 8 làng nghề cây sinh vật cảnh và 13 làng nghề thuộc ngành nghề khác. Các làng nghề đã thu hút khoảng 739.630 người lao động ở khu vực ngoại thành có việc làm ổn định.

Về phát triển kinh tế trang trại, hiện, trên địa bàn thành phố có 2.863 trang trại. Trong đó, có 1.969 trang trại chăn nuôi, 488 trang trại nuôi trồng thủy sản, 334 trang trại tổng hợp, 71 trang trại trồng trọt, 1 trang trại lâm nghiệp. Hiệu quả sản xuất của trang trại ngày càng tăng và tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn thành phố. Việc tập trung phát triển kinh tế trang trại trong những năm qua đã góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo ra nhiều nông sản phẩm chất lượng, giá trị cho thị trường, chất lượng quản lý sản phẩm từ các trang trại được nâng lên. Nhiều trang trại đã kết hợp với phát triển dịch vụ du lịch sinh thái nhằm thu hút khách du lịch, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tạo lá phổi xanh cho thành phố... Đây là loại hình kinh tế sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có, nhất là nguồn lực lao động, đất đai, vốn và được thành phố đặc biệt quan tâm hỗ trợ.


Thanh Bình


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t