Ban chỉ đạo CVĐ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam Thành phố" triển khai kế hoạch năm 2021 (17:01 28/01/2021)


HNP - Chiều 28/01, Ban chỉ đạo CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam Thành phố Hà Nội” đã tổ chức hội nghị giao ban BCĐ đánh giá kết quả thực hiện CVĐ năm 2020, thống nhất kế hoạch thực hiện năm 2021. Đồng chí Phạm Thanh Học, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó Ban chỉ đạo CVĐ Thành phố chủ trì hội nghị.  

Các đơn vị có thành tích xuất sắc nhận Bằng khen của Thành phố


Trong năm qua, song song với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, Thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án hạ tầng thương mại trên địa bàn. Đến nay, Thành phố có 142 siêu thị, 28 trung tâm thương mại, khoảng 1.800 cửa hàng tiện lợi, 455 chợ đang hoạt động. Đến thời điểm hiện tại, đã có 11.382 website/ứng dụng thương mại điện tử của tổ chức, cá nhân được tiếp nhận và chấp thuận thông báo/đăng ký hoạt động trên địa bàn Thành phố. Liên tục trong 05 năm gần đây, Hà Nội là một trong hai địa phương dẫn đầu cả nước về Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam.
 
Để kích cầu nội địa, tăng mức bán lẻ hàng hóa, Thành phố đã tổ chức hội chợ đồ gỗ và trang trí nội thất năm 2020 với 300 gian hàng; hoàn thành hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ với 470 gian hàng; hội chợ hàng lưu niệm chất lượng cao; tổ chức Mitting hưởng ứng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam và khai mạc hội chợ hàng hóa, sản phẩm vì người tiêu dùng; khai trương 14 điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm theo chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”; Tổ chức chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội; tổ chức lễ phát động chương trình “Hà Nội đêm không ngủ”; triển khai chương trình “Nhận diện hàng Việt Nam, tự hào hàng Việt Nam”. Phối hợp với các tỉnh, thành phố, các kênh phân phối, đơn vị liên quan kết nối, tiêu thụ trên 10.000 tấn nông sản thực phẩm dư cung do mùa vụ, dịch Covid-19 làm ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ, xuất khẩu.

Sở Du lịch đã chỉ đạo, vận động các doanh nghiệp đăng ký xây dựng các gói sản phẩm kích cầu du lịch khuyến mại, giảm giá. Đã có 85 doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển ô tô, đường sắt, hàng không; 21 khách sạn, cơ sở mua sắm; 10 khu du lịch đăng ký tham gia. Tổ chức kết nối với các tỉnh thành trong cả nước để xây dựng sản phẩm phù hợp với tình hình mới phục vụ nhu cầu khách nội địa. 
 
Các cá nhân có thành tích xuất sắc nhận Bằng khen của UBND Thành phố
 
Các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã duy trì và phát triển các chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn; đẩy mạnh quản lý, phát triển mô hình kinh doanh theo hướng văn minh hiện đại tại các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích. Hiện nay, có trên 1.900 siêu thị, cửa hàng tiện ích, địa điểm kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn phủ khắp Thành phố. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục và ứng phó với những khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Thành phố đã hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp mở mới 74 địa điểm kinh doanh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu về thực phẩm của người dân.

Nắm bắt thông tin những khó khăn của doanh nghiệp, Sở Công thương đã đề xuất giảm 37 loại phí, lệ phí; tổ chức hội nghị, làm việc tại các địa phương để tháo gỡ khó khăn cho các cụm công nghiệp. Hỗ trợ 15 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn tư vấn thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới; Tổ chức hội nghị kết nối cung cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tại hội nghị đã tổ chức trao trên 200 biên bản ghi nhớ ký kết giữa 50 doanh nghiệp, nhà phân phối với các doanh nghiệp, nhà sản xuất, hợp tác xã; tạo điều kiện, giới thiệu 05 doanh nghiệp Hà Nội tham gia các chương trình kết nối cung - cầu tại thành phố Hồ Chí Minh; giới thiệu 28 địa điểm tại các siêu thị tại Hà Nội đăng ký tổ chức Điểm bán sản phẩm các tỉnh, thành phố từ tháng 9/2020 đến hết Quý I/2021. Đồng thời, đã chủ trì thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tại 103 đơn vị phát hiện, phối hợp xử lý vi phạm hành chính đối với 53 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền phạt hơn 1,156 tỷ đồng.
 
Các tập thể nhận Bằng khen của Ủy ban MTTQ Thành phố

Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, BCĐ CVĐ các quận, huyện, thị xã cùng các đơn vị thành viên đã tuyên truyền, giám sát các cơ sở kinh doanh vật tư y tế liên quan đến công tác phòng, chống dịch, tránh tình trạng găm hàng, tăng giá để trục lợi; tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc bình ổn giá thị trường tránh tình trạng thu gom hàng hóa gây bất ổn trong thời gian xảy ra dịch bệnh. Các ngành chức năng quận Hà Đông đã tiến hành kiểm tra 33 cơ sở, xử phạt vi phạm hành chính 24 cơ sở với số tiền 81,5 triệu đồng; quận Bắc Từ Liêm tổ chức kiểm tra 114 vụ, xử phạt hành chính với số tiền gần 1,4 tỷ đồng và tịch thu, tiêu hủy hàng hóa với giá trị hơn 8,3 tỷ đồng; Đội quản lý thị trường huyện Ba Vì đã xử lý 53 vụ vi phạm, xử phạt hành chính với số tiền hơn 128 triệu đồng và tịch thu, tiêu hủy hàng hóa với giá trị hơn 100 triệu đồng.
 
Ghi nhận những thành tích trong năm 2020, nhân dịp này, nhiều tổ chức, cá nhân vinh dự được nhận bằng khen của UBND Thành phố, UBMTTP Thành phố vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện CVĐ.
 
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó Ban chỉ đạo CVĐ Thành phố Phạm Thanh Học phát biểu tại hội nghị

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phạm Thanh Học, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó Ban chỉ đạo CVĐ Thành phố yêu cầu, trong thời gian tới, cần tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp trong đẩy mạnh thực hiện CVĐ. Đồng thời, BCĐ các cấp cần tích cực, năng động, vào cuộc nỗ lực hơn. Song song với đó, đẩy mạnh hoạt động giới thiệu hàng Việt Nam đến người tiêu dùng, bình ổn giá cả thị trường, kết nối các thị trường các tỉnh. Ngoài ra, tập trung triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn về thuế, vốn, môi trường cho các doanh nghiệp phục hồi, phát triển; Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường để chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại.

Nhóm PV


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t