Giai đoạn là Đảng bộ tỉnh Hà Đông và Đảng bộ tỉnh Sơn Tây-1 (11:04 13/01/2011)



Đảng bộ tỉnh Hà Tây là sự hợp nhất của hai Đảng bộ: Tỉnh Hà Đông và tỉnh Sơn Tây. Kể từ khi Đảng bộ tỉnh được thành lập: Hà Đông (tháng 11-1938), Sơn Tây (tháng 10/1940) cho đến khi Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng, khoá X họp kỳ thứ 6 ra Kết luận số 19-KL/TW, ngày 28/1/2008 về việc mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội, hợp nhất tỉnh Hà Tây và Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây và Đảng bộ tỉnh Hà Tây đã trải qua nhiều lần hợp phân: Bắt đầu là Hà Đông - Sơn Tây, sau đó là Hà Tây (1965 - 1975), Hà Sơn Bình (1976 - 1991) và trở lại Hà Tây (1991 - 2008). Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ở các giai đoạn cách mạng đó như sau:
I-1: Giai đoạn là Đảng bộ tỉnh Hà Đông và Đảng bộ tỉnh Sơn Tây:
Giai đoạn này phân làm 2 thời kỳ:
- Thời kỳ thứ nhất: Kể từ khi Đảng bộ tỉnh được thành lập cho đến khi tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất: Hà Đông (1938 - 1947), Sơn Tây (1940 - 1948).
- Thời kỳ thứ hai: Từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất cho đến khi hợp nhất thành tỉnh Hà Tây: Hà Đông (1947 - 1965), Sơn Tây (1948 - 1965).
1-1: Thời kỳ thứ nhất (1938 - 1948).
Thời kỳ này, nhiệm vụ của Đảng bộ tỉnh là đấu tranh giành chính quyền, xây dựng, củng cố chính quyền và kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh luôn phải thay đổi, nhất là đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ. Nguyên nhân chủ yếu là do chính quyền địch khủng bố, do Trung ương và Xứ uỷ điều động vị trí lãnh đạo. Do vậy Ban chấp hành Đảng bộ và đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ của hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây ở thời kỳ này như sau:
* Đảng bộ tỉnh Hà Đông (1938 - 1947):
- Thời gian thành lập Đảng bộ tỉnh: Tháng 11/1938. Địa điểm tại làng Vạn Phúc, huyện Hoài Đức nay là quận Hà Đông.
- Ban chấp hành Đảng bộ gồm 5 uỷ viên: Dương Nhật Đại, Nguyễn Quý Bình, Nguyễn Hữu Hiệt, Ngô Văn Phát, Nguyễn Tấn Phúc. Đồng chí Dương Nhật Đại (còn gọi là Trần Thạch Can) là Bí thư Tỉnh uỷ.
Từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (tháng 11/1939), Đảng ta giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, trong bối cảnh hoạt động bí mật, kẻ thù dùng thủ đoạn “giăng bẫy, thả lưới, chặt đầu, phá ổ, nhổ rễ” phong trào của tỉnh dẫn đến tình hình từ tháng 4/1940 đến đầu năm 1945, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Đông luôn thay đổi, bổ sung cán bộ lãnh đạo của tỉnh như các đồng chí: Nguyễn Thị Câu, Lê Thị Ban, Bạch Thành Phong, Lê Thị Thu Trà, Nguyễn Thọ Chân, Nguyễn Chương, Trịnh Huy Đoan, Hoàng Văn Rụy, Nguyễn Bá Quân, Nguyễn Văn Thêm, Đặng Đình Tân, Trần Tử Bình, Trần Thị Minh Châu, Nguyễn Văn Lộc, Văn Tiến Dũng, Bình Phương, Đỗ Mười, Bùi Quang Tạo, Mai Vy, Nguyễn Văn Ái... Cách mạng tháng 8/1945 thành công, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh được bổ sung nhưng vẫn luôn bị biến động do sự điều chuyển của Trung ương và khu uỷ.
- Bí thư Tỉnh uỷ Hà Đông từ cuối 1938 đến giữa 1947 như sau:
+ Dương Nhật Đại: Cuối 1938 đến 4/1940
+ Nguyễn Hữu Hiệt: Tháng 4/1940 - 10/1941
+ Dương Nhật Đại: Tháng 10/1940 - 2/1941
+ Phan Trọng Tuệ: 2/1941 - 9/1941
+ Nguyễn Thị Câu: 9/1941 - 10/1941
+ Lê Thị Ban: 10/1941 - 1/1942
+ Nguyễn Chương: 1/9142 - 6/1942
+ Bạch Thành Phong: 6/1942 - 8/1942
+ Nguyễn Thọ Chân: 8/1942 - 12/1942
+ Trần Thị Minh Châu: 12/1942 - 4/1943
+ Văn Tiến Dũng: 4/1943 - 8/1943
+ Trần Tư Bình: 8/1943 - 11/1943
+ Nguyễn Văn Lộc: 1944 - 3/1945
+ Nguyễn Văn Ái (tức Kính): 3/1945 - 10/1945
+ Bùi Quang Tạo: 10/1945 - cuối 1945
+ Đỗ Mười: Từ đầu 1946 - giữa 1946
+ Vũ Oanh: Giữa 1946 - cuối 1946
+ Nguyễn Vịnh: Cuối 1946 - giữa 1947
* Đảng bộ tỉnh Sơn Tây (1940 - 1948)
- Đảng bộ tỉnh ra đời: Tháng 10/1940, tại Đa Phúc, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai.
- Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 5 uỷ viên: Phan Trọng Tuệ, Đào Văn Tiễu, Mai Khắc Thu, Phan Công Chính, Đào Như Hương. Đồng chí Phan Trọng Tuệ được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ. Nhưng từ sau vụ khủng bố tháng 2/1941 ở Trạch - Mỹ - Lộc, Đảng bộ tỉnh Sơn Tây chỉ còn lại chi bộ Đa Phúc không đủ điều kiện duy trì Ban Tỉnh uỷ nên đã chuyển thành Ban cán sự. Tháng 4-1942, chi bộ Đa Phúc lại bị khủng bố. Phong trào tỉnh Sơn Tây tạm lắng. Sau ngày 9/3/1945, với sự tăng cường cán bộ của Xứ uỷ, Ban cán sự Đảng tỉnh Sơn Tây được tái lập.
- Bí thư Tỉnh uỷ Sơn Tây từ 9/1940 đến 1948 như sau:
+ Phan Trọng Tuệ: Tháng 10/1940 - đầu 1941.
+ Đào Như Hương (Trần Văn Hiển): đầu 1941 - đầu 1942
+ Phan Trọng Quang: Đầu 1942 - tháng 4/1942
+ Lê Quang Hòa: Tháng 3/1945 - 10/1945
+ Bùi Quang Tạo: Tháng 10/1945 - giữa 1946
+ Hoàng Bá Sơn: Giữa 1946 - cuối 1947
+ Lê Thành Công: Cuối 1947 - giữa 1948.
 



Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t