Chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng Nhân dân (09:33 22/02/2012)



Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội có hai chức năng cơ bản là:

- Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước;

- Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương;

Một số điểm khái quát về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân Thành phố:

1. Trong lĩnh vực kinh tế:

- Quyết định quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm về: Phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng đất đai, phát triển ngành, xây dựng và phát triển đô thị, nông thôn trong phạm vi quản lý;

- Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới và cơ chế khuyến khích phát triển các ngành sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển các thành phần kinh tế ở địa phương;

- Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp thành phố; phê chuẩn quyết toán ngân sách và điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương; quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai và giám sát việc thực hiện ngân sách địa phương;

- Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ   chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương theo quy định của Luật ngân sách; quyết định thu phí, lệ phí, các khoản đóng góp của nhân dân và mức huy động vốn theo quy định của pháp luật; quyết định phương án quản lý, phát triển, sử dụng nguồn nhân lực ở địa phương và các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, buôn lậu và gian lận thương mại.

2. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao:


- Quyết định chủ trương và biện pháp phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt của người lao động, thực hiện phân bổ dân cư, tổ chức đời sống và quản lý dân cư;

- Quyết định quy hoạch, kế hoạch mạng lưới giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, dạy nghề, mạng lưới khám chữa bệnh;

- Quyết định các biện pháp bảo đảm cơ sở vật chất và điều kiện cho các hoạt động giáo dục và đào tạo, văn hóa thông tin, thể dục thể thao; các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở địa phương; biện pháp giáo dục, bảo vệ, chăm sóc thanh thiếu niên và nhi đồng, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, giáo dục truyền thống đạo đức, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc; các biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình; các biện pháp thực hiện chế độ chính sách đối với các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội.

3. Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường:

Quyết định các chủ trương và biện pháp phát triển khoa học, công nghệ và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống; các biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, nguồn nước và tài nguyên trong lòng đất; các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai; các biện pháp thực hiện những quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm tại đại phương.

4. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trong thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo và thi hành pháp luật:


Quyết định các biện pháp thực hiện kết hợp quôvs phòng, an ninh với kinh tế và xây dựng lực lượng dự bị động viên ở địa phương; các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự, đảm bảo an toàn xã hội, phòng và chống tội phạm; các biện pháp thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo; các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật, bảo vệ và bảo hộ những quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ở địa phương.

5. Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính:

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Trưởng, Phó và Ủy viên các ban của Hội đồng nhân dân, Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân cùng cấp; bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu:

- Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu;

- Phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp thành phố, quận, huyện, thị xã; quyết định thành lập, sát nhập, giải thể một số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp ; quyết định tổng biên chế sự nghiệp ở địa phương; thông qua tổng biên chế hành chính của địa phương trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định;

- Quyết định chính sách thu hút và một số chế độ khuyến khích đối với cán bộ, công chức trên địa bàn phù hợp với yêu cầu và khả năng của ngân sách địa phương; quyết định số lượng và mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn trên cơ sở hướng dẫn của Chính phủ;

- Thông qua Đề án thành lập mới, nhapạ, chia và điều chỉnh địa giới hành chính để đề nghị cấp trên xem xét, quyết định; quyết định việc đặt tên, đổi tên đường, phố, quảng trường, công trình công cộng ở địa phương theo quy định của pháp luật;

- Bãi bỏ 1 phần hoặc toàn bộ quyết định, chỉ thị trái pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp quận, huyện, thị xã;

- Giải tán Hội đồng nhân dân cấp quận, huyện, thị xã và phê chuẩn Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp quận, huyện, thị xã về việc giải tán Hội đồng nhân dân cấp xã trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật.
 



Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t