Hội thảo "Thiết kế Sáng tạo từ nguồn lực văn hóa Thủ đô" (15:57 28/11/2021)


HNP - Sáng 28/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam tổ chức Hội thảo "Thiết kế Sáng tạo từ nguồn lực văn hóa Thủ đô" tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Quang cảnh hội thảo


Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Thiết kế Việt Nam 2021, Hội thảo "Thiết kế Sáng tạo từ nguồn lực Văn hóa Thủ đô" thu hút đông đảo nhà quản lý, chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện nhiều tổ chức, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo. Các đại biểu đã nhấn mạnh việc tham gia Mạng lưới các Thành phố sáng tạo là bước đi có ý nghĩa vô cùng quan trọng của Hà Nội cho mục tiêu nâng cao vị thế và tạo dựng hình ảnh mới, hấp dẫn hơn. Qua đó, cùng trao đổi, bàn luận, chia sẻ kinh nghiệm về kế hoạch hành động và cơ chế chính sách của thành phố Hà Nội; phương thức thúc đẩy hiệu quả hợp tác công - tư trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo; tầm quan trọng của việc đẩy mạnh truyền thống, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân chung tay cùng chính quyền thành phố.
 
Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Phạm Thị Mỹ Hoa phát biểu tại hội thảo
 
Tại hội thảo, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Phạm Thị Mỹ Hoa cho biết, việc tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO là bước đi đầu tiên nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho mục tiêu nâng cao vị thế và tạo dựng hình ảnh mới, hấp dẫn hơn cho Hà Nội. Chặng đường phía trước đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của Thành phố, từ các cấp, các ngành, địa phương, đặc biệt là vai trò của mỗi người dân Thủ đô. Hà Nội mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, đồng hành của tất các các bên liên quan để hiện thực hóa tầm nhìn, vì các mục tiêu phát triển bền vững.
 
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Phương, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, các chính sách của thành phố Hà Nội thời gian qua đã bước đầu tạo khung thể chế có khả năng phát huy được 8 trụ cột tài nguyên văn hóa như: Di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể, di sản thiên nhiên, sản phẩm và dịch vụ văn hóa đa dạng... Mặc dù chưa tạo ra cơ chế để chuyển hóa nhưng các tổ chức công - tư, các đơn vị nghiên cứu đã tạo động lực để Hà Nội đang chuyển mình ở lĩnh vực thiết kế đã góp phần không nhỏ vào việc tái sinh, đánh thức các nguồn tài nguyên văn hóa tạo nên sự phát triển các sản phẩm dịch vụ công nghiệp văn hóa. 
 
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Phương cho rằng, thành phố cần tạo sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại trong các sản phẩm công nghiệp văn hóa, tạo cơ chế đầu tư tài chính và thu hút vốn, hình thành môi trường thúc đẩy sự sáng tạo, đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ, triển khai quyết liệt 6 sáng kiến  hành động của Hà Nội đã cam kết với Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO…
 
Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO được thành lập từ năm 2004, nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa các thành phố được vinh danh, với việc lấy nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị một cách bền vững. Thông qua việc tham gia Mạng lưới, các thành phố cam kết chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất của mình và phát triển quan hệ đối tác công tư cũng như các tổ chức xã hội. 
 
Tháng 10/2012, Hà Nội chính thức trở thành thành viên của Mạng lưới ở lĩnh vực thiết kế sáng tạo. Với các cam kết nổi bật, được cụ thể hóa bằng nhiều chương trình và kế hoạch hành động dài hạn về tầm nhìn và kết nối các chính sách của thành phố, Hà Nội xác định tạo điều kiện mọi mặt để nâng tầm thiết kế sáng tạo, cũng như nâng cao nhận thức, gắn kết cộng đồng, hiện thực hóa tầm nhìn kinh đô sáng tạo của Đông Nam Á.

Quỳnh Anh


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t