Đề xuất mỗi quận, huyện có di tích gắn với phát triển du lịch (17:11 01/08/2018)


HNP - Thực hiện chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy, trong thời gian qua, công tác quản lý di tích, quản lý lễ hội tại các quận, huyện được quan tâm chỉ đạo thường xuyên, trong đó, chú trọng việc phát huy vai trò chủ thể trong nhân dân, phát huy các giá trị tốt đẹp trong văn hóa lễ hội, tránh các hành vi phản cảm.

Sở Văn hóa và Thể thao đã tích cực tham mưu Thành phố ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố; ban hành hướng dẫn thực hiện Quy chế triển khai tới các quận, huyện, thị xã. Tham mưu ban hành các văn bản trong công tác tu bổ tôn tạo di tích, trình Thành phố chủ trương lập dự án tu bổ 41 di tích và hướng dẫn các địa phương triển khai, hoàn thiện hồ sơ tu bổ di tích; đề xuất xác định và đầu tư mỗi quận, huyện, thị xã từ 1 đến 2 di tích gắn với phát triển du lịch.

Các quận, huyện đã tăng cường công tác tu bổ, hoàn thiện hồ sơ xếp hạng di tích các cấp gắn với phát triển du lịch địa phương, nổi bật là huyện Quốc Oai đầu tư tu bổ, tôn tạo 14 di tích với tổng nguồn kinh phí 181,9 tỷ đồng; quận Hoàn Kiếm tu bổ, tôn tạo tổng thể, hoàn chỉnh được 07 di tích với tổng kinh phí là trên 91 tỷ đồng (nguồn xã hội hóa 09 tỷ đồng; quận Cầu Giấy đã thực hiện tu bổ tôn tạo 09 di tích lịch sử văn hóa với tổng số tiền 120,6 tỷ đồng... Các quận, huyện đều duy trì tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống hàng năm; tổ chức các buổi biểu diễn văn hóa nghệ thuật dân gian, giới thiệu nghề thủ công truyền thống gắn phố nghề với làng nghề tại các điểm di tích trên địa bàn, thu hút đông đảo khách du lịch nước ngoài và trong nước tới tham quan, tìm hiểu.

Việc thực hiện nếp sống văn minh trong tổ chức lễ hội được triển khai đồng bộ và thống nhất theo đúng các quy định, không để xảy ra mê tín dị đoan, mất an ninh trật tự, vệ sinh môi trường thông qua việc xây dựng kế hoạch đổi mới các nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; Bổ sung ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, tổ chức lễ hội; Tổ chức đoàn liên ngành kiểm tra toàn diện công tác tổ chức và quản lý tại một số lễ hội lớn; Thực hiện các biện pháp nhằm lập lại trật tự trong quần thể di tích quốc gia đặc biệt, tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong hoạt động quản lý di tích, lễ hội và du lịch. Nổi bật là huyện Quốc Oai đã thành lập Ban Quản lý di tích đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý di tích, quản lý lễ hội theo hướng chuyên trách đối với các hoạt động thu vé, lập lại trật tự bán hàng, thuyết minh hướng dẫn, các công việc phụ trợ lễ hội và du khách; huyện Sóc Sơn chú trọng việc phát huy vai trò chủ thể trong nhân dân, phát huy các giá trị tốt đẹp trong văn hóa lễ hội, tránh các hành vi phản cảm...


Thanh Tình


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t