Hội thảo khoa học về nâng cao hiệu quả giám sát của các cơ quan dân cử (15:16 10/05/2018)


HNP - Sáng 10/5, tại Hà Nội, đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH), HĐND TP Hà Nội, Ủy ban Các vấn đề xã hội Quốc hội và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Ban chủ nhiệm đề tài phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giám sát của cơ quan dân cử đối với thực thi chính sách pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”.

Toàn cảnh hội thảo


Hội thảo nằm trong quá trình thực hiện đề tài cấp Nhà nước về “Nâng cao hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử đối với việc thực thi chính sách, pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Nam”. Đề tài nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và cung cấp các căn cứ thực tiễn cho việc đổi mới và nâng cao hiệu quả, hiệu lực giám sát của Quốc hội, HĐND đối với thực thi chính sách, pháp luật an sinh xã hội ở nước ta.
 
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức triển khai hoạt động giám sát về an sinh xã hội đối với người dân trên địa bàn TP Hà Nội. Những bất cập về công cụ pháp lý hiện hành (luật, văn bản dưới luật; Nghị quyết của Quốc hội; ủy ban Thường vụ Quốc hội; các quy chế, quy định…) phục vụ giám sát của cơ quan dân cử trong việc thực thi chính sách, pháp luật an sinh xã hội. Trọng tâm, trọng điểm các nội dung và tổ chức thực hiện giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp, tránh tình trạng trùng chéo, gây khó khăn cho hoạt động của các đối tượng giám sát và người dân…
 
Tham luận tại hội thảo, Phó Trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội Bùi Huyền Mai khẳng định: Hoạt động giám sát, khảo sát của đoàn ĐBQH TP Hà Nội luôn bám sát chương trình, kế hoạch đề ra. Qua các đợt giám sát, có thể nhận thấy, chính sách pháp luật về lao động, việc làm và giảm nghèo, thực thi chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, các chính sách pháp luật về trợ giúp xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế, nhà ở… đã được quan tâm và quyết liệt thực hiện, góp phần đưa chính sách pháp luật về an sinh xã hội ngày càng đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, hệ thống an sinh xã hội rất rộng, đa dạng, trong khi TP Hà Nội có diện tích lớn với mật độ dân cư đông đúc nên việc xác định đúng đối tượng và phạm vi hoạt động giám sát còn hạn chế.
 
Để hoạt động giám sát nói chung và giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về an sinh xã hội nói riêng đạt hiệu quả thiết thực, Phó Trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội kiến nghị cần ban hành quy định chế tài cụ thể về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện các kết luận giám sát, các kiến nghị giám sát, khảo sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đoàn ĐBQH và ĐBQH; quy định trình tự, thủ tục “tái giám sát” là bắt buộc trong hoạt động giám sát. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng về thẩm quyền, trách nhiệm của ĐBQH trong hoạt động giám sát; quy trình giám sát và kỹ năng thực hiện quyền giám sát cho các ĐBQH và cán bộ, chuyên viên văn phòng đoàn ĐBQH…
 
Cũng tại hội thảo, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội Trần Thế Cương cho biết: Hàng năm, Ban Văn hóa Xã hội thành lập các đoàn giám sát, khảo sát về an sinh xã hội theo chủ đề và tập trung vào các nội dung có trọng tâm, trọng điểm. Theo đó, quá trình thực hiện đã bộc lộ nhiều tồn tại, trong đó, hệ thống pháp luật về an sinh xã hội lớn, ban hành qua nhiều giai đoạn chưa đồng bộ, còn có sự chồng chéo; nhiều nội dung chưa phù hợp với thực tế gây khó khăn khi thực hiện. Thông tin tuyên truyền về chính sách an sinh xã hội mở một số nơi còn chưa sâu, nhiều đối tượng chưa nắm được chế độ chính sách dẫn đến còn có những thắc mắc của người dân…
 
Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tăng cường giám sát việc tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp, quan tâm chỉ đạo chính quyền địa phương trong quán triệt và tổ chức thực hiện tốt Luật tổ chức chính quyền địa phương và Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ sớm nghiên cứu xây dựng hệ thống chính sách pháp luật an sinh xã hội đồng bộ. Đẩy mạnh kiểm tra việc tổ chức hoạt động của HĐND các cấp trong việc thực thi các quy định của pháp luật. Hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ hoạt động giám sát của cơ quan dân cử theo hướng kiến nghị sau giám sát phải được theo dõi, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có chế tài xử lý đối với những cơ quan, đơn vị, địa phương không thực hiện hoặc chậm thực hiện chính sách an sinh xã hội…

Quỳnh Anh


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t