Triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020 (21:12 29/05/2020)


HNP - Chiều 29/5, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu phát biểu tại hội nghị


Năm 2019, thiên tai không diễn ra dồn dập và khốc liệt nhưng vẫn tiềm ẩn yếu tố cực đoan trên khắp các vùng miền của cả nước với 16/21 loại hình, trong đó, có 12 trận rủi ro thiên tai cấp độ 3 với 8 cơn bão và 5 áp thấp nhiệt đới. Số đợt thiên tai dù diễn ra ít hơn năm 2018 nhưng vẫn gây thiệt hại lớn về kinh tế và đời sống nhân dân, ước tính khoảng 7.000 tỷ đồng, làm 133 người chết và mất tích.
 
Tại Hà Nội, ngày càng nhiều hình thái thời tiết như nắng nóng cực đoan, mưa lớn kéo dài, lũ rừng ngang,… gây nên những tác động tiêu cực đến đời sống, kinh tế, xã hội trên địa bàn Thủ đô. Riêng năm 2018, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 2 cơn bão lớn, 2 áp thấp nhiệt đới, 7 đợt nắng nóng, 8 đợt không khí lạnh... Thiên tai đã làm hơn 3.000 hộ dân bị úng ngập nhà cửa, hơn 7.000ha lúa, hoa màu và gần 2.000ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại, hơn 12.000 gia súc, gia cầm bị chết, 33 tuyến phố bị úng ngập…
 
Trước tình hình đó, Ban chỉ huy PCTT &TKCN Hà Nội đã thực hiện nghiêm công tác trực chỉ huy, trực ban PCTT &TKCN ở tất cả các cấp, các ngành để theo dõi, cập nhật, tham mưu kịp thời các biện pháp phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố trên địa bàn Thành phố. Nhờ đó đã khắc phục kịp thời các sự cố, hậu quả thiên tai do ảnh hưởng của 03 cơn bão và 01 áp thấp nhiệt đới.
 
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu trao Bằng khen cho các tập thể
 
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu nhấn mạnh, diễn biến thiên tai năm 2020 rất phức tạp, khó lường, vì vậy các sở, ngành địa phương cần thường xuyên rà soát, kiện toàn cơ quan chỉ huy PCTT & TKCN, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Luật phòng, chống thiên tai; Luật đê điều,… và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố trong công tác PCTT&TKCN. Rà soát cập nhật, điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện kế hoạch, phương án phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và TKCN cụ thể, chi tiết, sát với thực tế của các cấp, các ngành. Đặc biệt, các sở, ngành TP theo chức năng nhiệm vụ cần chủ động có phương án ứng phó, các địa phương tiếp tục rà soát, gắn nhiệm vụ phòng chống thiên tai trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Lê Tâm


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t