Nhiều tiện ích mang lại từ ứng dụng căn cước công dân gắn chip tại Hà Nội (12:40 03/03/2023)


HNP - Theo Công an thành phố Hà Nội, hiện nay, thông qua thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip và các dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư, các lực lượng chức năng của Thành phố đã ứng dụng hiệu quả, mang lại nhiều tiện ích thiết thực trong đời sống, xã hội.  

Bệnh nhân đăng ký khám bệnh bằng căn cước công dân gắn chíp tại Bệnh viện Tim Hà Nội


Gần 5 triệu người dân Thủ đô có thể dùng CCCD đi khám chữa bệnh
 
Cụ thể, trong thực hiện các dịch vụ công và giao dịch dân sự: Ứng dụng, khai thác thông tin trong CSDLQG về dân cư thay thế cho việc xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú (đảm bảo triển khai thi hành Luật Cư trú về việc Sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy hết giá trị sau ngày 31/12/2022). UBND Thành phố chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn để công dân biết và hiểu về việc “Sổ hộ khẩu và Sổ tạm trú có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2022” và quy định tại Điều 38 Luật Cư trú năm 2020 khi thực hiện các giao dịch dân sự, các thủ tục hành chính của công dân; tuyên truyền, hướng dẫn về các phương thức, cách thức sử dụng thông tin công dân thay thế việc xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy khi thực hiện các thủ tục hành chính và giao dịch dân sự.
 
Trong lĩnh vực Y tế, Thành phố hiện đã có 4.734.188 người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được đồng bộ, xác thực  dữ liệu với CCCD, có thể sử dụng CCCD để đi khám chữa bệnh; có 586 cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã áp dụng sử dụng CCCD tra cứu khám chữa bệnh; 237.177 lượt công dân sử dụng CCCD để tra cứu khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh. 
 
Trong lĩnh vực Bảo hiểm, Hà Nội đã phối hợp Cục C06 Bộ Công an triển khai công nghệ xác thực sinh trắc học trên thẻ CCCD gắn chíp điện tử góp phần hạn chế và ngăn chặn trục lợi khi đóng, hưởng các chế độ BHXH, BHYT tại 1 Bệnh viện (Bệnh viện An Việt).
 
Trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng, Thành phố đã triển khai sử dụng thẻ CCCD gắn chíp thay thế thẻ ATM để rút tiền tại máy ATM tại một số ngân hàng trên địa bàn như BIDV (10 điểm tại Hà Nội), VietinBank (01 điểm tại Hà Nội, VietcomBank (01 điểm tại Hà Nội), góp phần xác thực, đảm bảo chính xác danh tính, phòng chống gian lận, rủi ro. 
 
Về chi trả trợ cấp bằng hình thức điện tử, không dùng tiền mặt (qua tài khoản hoặc các dịch vụ trung gian), hiện, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang phối hợp Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị có liên quan xây dựng Hệ thống cấp và quản lý tài khoản an sinh xã hội cho các đối tượng thuộc ngành LĐTBXH quản lý. Thành phố đã chỉ đạo Sở LĐTBXH bám sát chỉ đạo của Bộ chủ quản để chủ động phối hợp, đề xuất phương án triển khai của Thành phố về chi trả các chế độ trợ cấp cho các đối tượng của Ngành quản lý bằng hình thức điện tử ngay sau khi có hướng dẫn.
 
Phấn đấu 100% công dân trên địa bàn được cấp CCCD gắn chíp
 
Cũng theo Công an thành phố Hà Nội, tính đến ngày 22/02/2023, toàn Thành phố đã thu nhận 6.576.951 hồ sơ cấp CCCD gắn chip đối với các trường hợp công dân trong độ tuổi quy định, đã nhận và trả 6.018.796 thẻ CCCD cho người dân. 
 
Về cơ bản, tất cả thẻ CCCD sau khi nhận về Công an các cấp đã tiến hành trả thẻ ngay cho công dân. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân như công dân thay đổi chỗ ở, vắng mặt khỏi nơi cư trú và thông tin số điện thoại cung cấp khi làm thủ tục cấp CCCD không chính xác nên Công an cấp cơ sở không liên hệ được để trả thẻ cho công dân.
 
Để khắc phục tình trạng này, Công an Thành phố đã xây dựng phần mềm và triển khai Ứng dụng tra cứu kết quả cấp thẻ CCCD trên Cổng thông tin điện tử Công an Thành phố http://congan.hanoi.gov.vn đểhttp:// http://congan.hanoi.gov.vn phục vụ công dân tiện tra cứu về tình trạng cấp thẻ CCCD khi có nhu cầu).
 
Công an phường Quảng An, quận Tây Hồ cấp định danh điện tử cho công dân
 
Thành phố cũng đã thu nhận 4.203.923/ 6.220.864 hồ sơ đề nghị cấp định danh điện tử, đạt 67,6% so với chỉ tiêu, trong đó, toàn Thành phố đã kích hoạt 15.121 tài khoản định danh mức 1 và 724.752 tài khoản định danh mức 2. Đơn vị hiện có tỷ lệ thu nhận hồ sơ định danh điện tử cao nhất là quận Tây Hồ (102,6%), thấp nhất là quận Đống Đa (42,2%); đơn vị có tỷ lệ công dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử cao nhất là quận Tây Hồ (104,2%), thấp nhất là huyện Phú Xuyên (12,1%).
 
Một số lợi ích, giá trị mang lại của CSDLQG về dân cư và CCCD gắn chip đã được các lực lượng công an ứng dụng, được người dân đánh giá cao là: Tổ công tác Công an phường Nguyễn Trung Trực (Ba Đình) đã trả lại túi xách bị mất cho chị M.P (Hoàng Mai, Hà Nội) thông qua việc tra cứu dữ liệu trên thẻ CCCD gắn chíp trên Hệ thống CSDLQG về dân cư; Công an phường Hàng Trống đã tìm lại được người thân của con nuôi ông Philip Marshal (SN 1957, quốc tịch Mỹ) sau 27 năm thông qua khai thác dữ liệu trong CSDLQG về dân cư…
 
Năm 2023, Công an Thành phố phấn đấu 100% công dân trên địa bàn được cấp CCCD gắn chíp, đăng ký và kích hoạt tài khoản định danh điện tử, cài đặt và sử dụng ứng dụng VNeID; 100% công dân Thủ đô có tài khoản trên Cổng dịch vụ công; 100% công dân được cấp chữ ký số miễn phí phục vụ thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và các giao dịch trên môi trường điện tử.

Phạm Linh


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t