Hà Nội: Hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất làng nghề phát triển (14:51 06/08/2019)


HNP - Sở Công Thương Hà Nội vừa rà soát các mô hình tiên tiến, cách làm hay về phát triển điện nông thôn, chợ nông thôn, phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề trên địa bàn thành phố gắn với thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội.

Theo số liệu thống kê, toàn thành phố có khoảng 1.257 làng nghề và làng có nghề, chiếm gần 30% tổng số làng nghề và làng có nghề của cả nước. Hà Nội có 308 làng nghề được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã, trong đó: 11 làng nghề sơn mài, khảm trai; 20 làng làm nghề nón, mũ lá; 83 làng làm nghề mây tre, giang đan; 23 làng làm nghề chế biến lâm sản; 29 làng làm nghề thêu ren; 25 làng làm nghề dệt may; 9 làng làm nghề da giày, khâu bóng; 13 làng làm nghề cơ kim khí; 16 làng làm nghề chạm điêu khắc; 5 làng làm nghề đan tơ lưới; 54 làng làm nghề chế biến nông sản thực phẩm; 6 làng làm nghề cây sinh vật cảnh và 14 làng thuộc ngành nghề khác (gốm sứ, làm đàn, dát quỳ vàng bạc...).

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của Hà Nội đa dạng, phong phú về chủng loại mẫu mã, nhiều sản phẩm có uy tín và gắn với lịch sử văn hóa như: Làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng nghề sơn mài Hạ Thái, làng nghề lụa Vạn Phúc, làng nghề dát vàng bạc Sơn Đồng, làng nghề mây tre đan Phú Vinh, làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ...

Tại các làng nghề có 2.060 công ty cổ phần, 4.562 công ty TNHH, 1.466 doanh nghiệp tư nhân, 195 hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 175.889 hộ sản xuất kinh doanh, thu hút 739.630 lao động. Thu nhập bình quân của người lao động ở các làng nghề truyền thống nhìn chung là thấp, tuy vậy vẫn cao hơn so với lao động thuần nông, phổ biến ở mức 5 triệu đồng/người/tháng.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phát triển nghề, làng nghề, những năm qua, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đã ban hành nhiều văn bản nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trong các làng nghề phát triển. Các cơ chế, chính sách thành phố ban hành tập trung vào: Hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề, hỗ trợ tập huấn nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, hộ sản xuất trong các làng nghề; hỗ trợ về xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu làng nghề; hỗ trợ về xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề; hỗ trợ về xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch làng nghề.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương cũng đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, nhiệm vụ, góp phần tạo lập môi trường đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp công nghiệp nông thôn, cơ sở sản xuất kinh doanh tại các làng nghề đổi mới công phát triển. Cụ thể: Tham mưu xây dựng và triển khai Quy hoạch cụm công nghiệp có xét đến năm 2030 với tổng số 159 cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 3.204ha trên toàn thành phố. Đây là cơ sở để tạo môi trường và thu hút các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân đầu tư sản xuất công nghiệp.

Thành phố cũng quy hoạch phát triển làng nghề, tạo lập môi trường sản xuất thuận lợi cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, làm cơ sở bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị các làng nghề truyền thống, đồng thời phát triển thêm nhiều làng nghề mới. Cùng với đó là việc xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, nhiệm vụ nhằm hỗ trợ thành phần kinh tế tư nhân phát triển, nâng cao sức canh tranh như: Chương trình khuyến công về tập huấn khởi sự doanh nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế; hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất; hỗ trợ cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu thuê tư vấn thiết kế mẫu sản phẩm mới phục vụ thị trường và xuất khẩu…


H. Hải


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t