Rà soát các chỉ tiêu về môi trường năm 2016 (15:03 10/03/2017)


HNP - Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về môi trường thành phố Hà Nội vừa rà soát các chỉ tiêu kết quả đạt được về môi trường đến năm 2016.

Theo đó, tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng mới trên địa bàn thành phố đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường là 100%. Tương tự, tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường là 100%. Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 100%. Tỷ lệ cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 30,23%. Tỷ lệ làng nghề bị ô nhiễm nặng được xử lý chất thải 6 làng. Tỷ lệ xã đạt chuẩn vệ sinh môi trường theo tiêu chí nông thôn mới 343/386. Số vụ sự cố hóa chất, phóng xạ, hạt nhân là không. Tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom 98%. Tỷ lệ chất thải rắn nông thôn được thu gom 87%. Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý, tiêu hủy, chôn lấp an toàn sau xử lý, tiêu hủy 60% đến 70%. Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý, tiêu hủy, chôn lấp an toàn sau xử lý, tiêu hủy 100%. Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch 96%. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 100%. Số vùng bị cạn kiệt nguồn nước do khai thác quá mức là không. Tỷ lệ che phủ của rừng 6,85%. Số loài quý, hiếm bị đe dọa tuyệt chủng là không. Các khu di sản thiên nhiên, cảnh quan, nét đẹp của thiên nhiên, không suy giảm. Số loài và mức độ xâm hại của các loài ngoại lai xâm hại môi trường, không tăng.

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2016-2020, UBND thành phố đã kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm rà soát, ban hành bổ sung, hoặc điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý môi trường nước mặt đối với tất cả các lĩnh vực môi trường nhằm cụ thể hóa quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã được ban hành; đặc biệt là các cơ chế, chính sách liên quan đến kiểm soát nguồn nước; quan trắc chất lượng nước mặt nói riêng và chất lượng môi trường nói chung. Có cơ chế tài chính đặc thù trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, dự án trọng điểm; đầu tư các công trình xử lý ô nhiễm môi trường nước nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng và ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xả thải (nước thải, khí thải) ra môi trường cho phù hợp với đặc thù của từng ngành, lĩnh vực; vừa đảm bảo về hiệu quả công tác bảo vệ môi trường vừa đảm bảo khả năng xử lý của chủ doanh nghiệp trong điều kiện thực tế của Việt Nam.

Bộ Tài nguyên và Môi trường với vai trò là cơ quan đầu mối đề xuất cơ chế phối hợp cụ thể hơn giữa ngành Tài nguyên và Môi trường với bộ, ngành khác, giữa các tỉnh, thành phố với nhau để thực hiện có hiệu quả các chương trình bảo vệ môi trường, nhất là các vấn đề môi trường liên ngành, liên tình, quản lý lưu vực sông. Nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, dự án xử lý môi trường nước, các điểm nóng môi trường, bức xúc nhằm khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường; chính sách bảo vệ môi trường làng nghề nói chung và làng nghề trên địa bàn Thủ đô nói riêng.


Hương Dung


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t