Nhiều kiến nghị về nông sản sạch, an toàn với Chính phủ, Bộ NN&PTNT (14:06 19/12/2017)


HNP - Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội vừa ban hành Báo cáo số 305/BC-ĐĐBQH tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri tại Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề "Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về sản xuất, kinh doanh, chế biến sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2011-2017".

Theo đó, cử tri đề nghị Chính phủ tham mưu, đề xuất với Quốc hội xem xét, sửa đổi Luật An toàn thực phẩm theo hướng quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của từng ngành, từng lĩnh vực để tránh chồng chéo, đồng thời, tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, chỉ đạo các tỉnh có đường biên giới, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Biên phòng tại các cửa khẩu tăng cường kiểm tra, kiểm soát để ngăn chặn hóa chất, vật tư ngoài danh mục được phép nhập khẩu: Hàng thực phẩm nhập lậu, không đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm xâm nhập nước ta. Có ý kiến đề nghị hợp nhất các quy định về điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tại Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 và Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 6/5/2016.

Cử tri đề nghị Bộ NN&PTNT rà soát, cập nhật, đảm bảo tính thống nhất giữa các thông tư, văn bản hướng dẫn về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm, nông, lâm, thủy sản cho phù hợp với Luật Thú y và Nghị đinh 66/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016.

Có ý kiến cho rằng Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 3/12/2014 quy định về việc kiểm tra, đánh giá, chứng nhận và xếp loại cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm làm tăng số lần kiểm tra doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không có tác dụng kiểm soát chất lượng mà chỉ làm tăng thủ tục hành chính, tăng công việc cho cơ quan quản lý cấp huyện, xã và đề nghị Bộ NN&PTNT sửa đổi hoặc bãi bỏ thông tư này.

Đề nghị Bộ NN&PTNT tham mưu Chính phủ ban hành quy định bắt buộc về nhãn mác hoặc thông tin tối thiểu, xuất xứ của các loại rau, sản phẩm tươi sống lưu thông trên thị trường kể cả các chợ dân sinh, chợ đầu mối để kiểm soát nguồn gốc, chất lượng sản phẩm cũng như giá cả. Hằng năm tổ chức đào tạo, đào tạo nâng cao, phổ biến văn bản mới cho cán bộ làm công tác quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm ở các địa phương, nhất là ở cơ sở.

Bộ NN&PTNT cần phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, ban hành văn bản hướng dẫn mức thu phí, lệ phí xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho người sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản.

Có ý kiến đề nghị Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công Thương ban hành văn bản hướng dẫn việc kiểm tra cơ sở sản xuất và kinh doanh sản phẩm (có sự quản lý của hai bộ quản lý trở lên); phối hợp với Bộ Y tế ban hành văn bản hướng dẫn, quy định mức giới hạn an toàn thực phẩm trong sản phẩm thực phẩm nông, lâm, thủy sản. Đồng thời, có chính sách phát triển các mô hình chuỗi từ sản xuất đến kinh doanh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông sản.


Quốc Bảo


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t