Phụ nữ Thủ đô sinh hoạt truyền thống tại Nhà tù Hỏa Lò (11:04 17/08/2024)


HNP - Thiết thực kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh 2/9, chiều tối ngày 16/8, tập thể đảng viên Chi bộ Ban Tuyên giáo - Gia đình xã hội (Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội) tổ chức sinh hoạt chuyên đề quý III tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò. 

Các đảng viên dâng hương tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Nhà tù Hỏa Lò


Tại đây, Chi bộ đã dâng hương tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ Nhà tù Hỏa Lò để tưởng nhớ tới công lao của các thế hệ cha anh đi trước đã chiến đấu, hi sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
 
Tiếp đó, các đảng viên Chi bộ đã tham gia Tour “Đêm thiêng liêng 2”. Chương trình đã tái hiện toàn cảnh “địa ngục trần gian” mà các chiến sỹ cách mạng đã kiên cường chống chọi với tinh thần yêu nước bất diệt trong thời kỳ chiến tranh. Đêm thiêng liêng Hỏa Lò chia thành 3 phần với các nội dung tri ân các chiến sĩ cách mạng, kể về thanh xuân bất khuất của bộ đội Cụ Hồ.
 
Đặc biệt, Tour “Đêm thiêng liêng 2” - “Sống như những đóa hoa” lấy ý tưởng từ nỗi đau nội tâm và sự hy sinh thầm lặng của người phụ nữ Việt Nam, những người mẹ Việt Nam anh hùng. Đêm diễn này làm sống lại câu chuyên về nhà cách mạng Nguyễn Phong Sắc và vợ Hoàng Thị Ái vượt ngục ở Hòa Lò vào những năm 1945. Câu chuyện về đồng chí Nguyễn Thị Quang Thái (người vợ đầu của đồng chí Võ Nguyên Giáp).
 
Năm 1942, trong một lần khám xét, thực dân Pháp bắt anh Nguyễn Duy Trinh, chị Thái cũng bị bắt hôm đó và bị kết án 16 năm tù.
 
Trong tù, chị hết lòng chăm sóc, động viên chị em dũng cảm đấu tranh chống tra tấn, chống chế độ hà khắc của nhà tù thực dân. Chị còn dạy chị em học văn hóa. Mặc dù bị bọn Pháp tra tấn để truy tìm anh Hoàng Văn Thụ, nhưng chị kiên quyết không khai. Cuộc sống gian khổ trong tù cùng với những trận tra tấn dã man làm sức chị yếu dần. 
 
Những năm 1943-1944, trong nhà tù Hỏa Lò có dịch thương hàn. Có kiến thức về y, chị Thái tận tình chăm sóc chị em bị bệnh. Cuối cùng, bản thân chị cũng bị bệnh thương hàn. Đến khi đã kiệt sức, chị mới được đưa vào nhà thương làm phúc. Linh cảm thấy ngày ra đi đến gần, chị nhắn mẹ chồng bế Hồng Anh ra cho mình gặp. Bà nội đưa Hồng Anh đi bằng xe lửa. Hai bà cháu đi được nửa đường thì nghe tin đoạn đường ray phía trước bị Nhật ném bom. Bà nội buộc phải bế cháu về. Năm 1944, chị Quang Thái mất mà không gặp được con gái lần cuối.
 
Đợt sinh hoạt chuyên đề là hoạt động giáo dục truyền thống có ý nghĩa sâu sắc đối với các đồng chí đảng viên Chi bộ. Thông qua những hình ảnh tư liệu, phần thuyết minh của hướng dẫn viên và đặc biệt là màn hoạt cảnh tái hiện lại những câu chuyện theo cách vô cùng sống động đã mang đến những cảm xúc ấn tượng, sâu đậm cho mỗi đảng viên Chi bộ, giúp cho mỗi đồng chí đảng viên hiểu hơn về lịch sử, truyền thống của dân tộc, tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cường, quả cảm của các chiến sỹ yêu nước.

Lê Hải


Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t