Xây dựng, phát triển 2.912 trang trại trồng trọt, chăn nuôi, tổng hợp (14:17 20/03/2020)


HNP - Ngày 13/3, Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội có Báo cáo số 11/BC-CCPTNT về tình hình phát triển kinh tế trang trại và kết quả thực hiện chính sách trang trại trên địa bàn thành phố.

Theo số liệu tổng hợp từ các quận, huyện, thị xã, đến nay, trên địa bàn thành phố có 2.912 trang trại, trong đó, có 2.075 trang trại chăn nuôi, 454 trang trại tổng hợp, 198 trang trại nuôi trồng thủy sản, 184 trang trại trồng trọt, 01 trang trại lâm nghiệp. Tổng số trang trại đã được cấp giấy chứng nhận là 170 trang trại, trong đó, có 115 trang trại chăn nuôi, 22 trang nuôi trồng thủy sản trại, 22 trang trại tổng hợp, 11 trang trại trồng trọt, còn lại 2.742 trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận.

Về nguồn tài sản, vốn quỹ của trang trại: Tổng vốn đầu tư của 1 trang trại trung bình từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng. Cá biệt những có trang trại đầu tư lớn trên 10 tỷ đồng. Một phần là vốn tự có, còn lại là vay tại các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Tổng diện tích đất sử dụng của các trang trại là 4.360ha; quy mô sử dụng đất của trang trại được xác định theo phương hướng sản xuất kinh doanh; diện tích trung bình của 1 trang trại là 1,5ha. Lao động thường xuyên của các trang trại là 11.108 người. Số lao động thường xuyên bình quân của 1 trang trại có 3,8 người. Tổng doanh thu của các trang trại là 5.411.316 triệu đồng (bình quân 1.858 triệu đồng/trang trại).

Hằng năm, Sở NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật, kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, bảo quản chế biến và cung cấp thông tin thị trường, đào tạo quản lý từ chương trình khuyến nông để các chủ trang trại ứng dụng vào trong quá trình sản xuất đảm bảo hiệu quả.

Về chính sách vay vốn, hằng năm, Quỹ Hỗ trợ nông dân và Quỹ Khuyến nông đã tạo điều kiện để các trang trại tiếp cận nguồn vốn vay phát triển sản xuất. Đơn cử: Huyện Thường Tín từ năm 2017 đến năm 2019, có 38 trang trại được vay 13,655 tỷ đồng; huyện Đan phượng là 2,7 tỷ đồng… Một số huyện, như: Mê Linh, Đan Phượng... đã tạo điều kiện hỗ trợ lãi suất vốn vay từ Ngân hàng NN&PTNT theo dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt và theo quy định hiện hành của nhà nước để phát triển các mô hình sản xuất mới, mô hình sản xuất tiên tiến, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại tiếp cận, mở rộng các loại hình sản xuất kinh doanh.

Với chính sách xúc tiến thương mại, theo Quyết định số 05/2008/QĐ-UBND ngày 18/1/2008 của UBND thành phố, quy định: Hỗ trợ 70% kinh phí cho việc xây dựng thương hiệu sản phẩm và quảng cáo các sản phẩm nông nghiệp trên các phương tiện đại chúng. Hỗ trợ 100% kinh phí thuê gian hàng để tham gia các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp ở trong nước và các quầy hàng, điểm bán hàng tại các chợ do ngành Thương mại và UBND các quận, huyện quản lý trên địa bàn Hà Nội đối với việc kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp an toàn. Hỗ trợ 50% kinh phí thuê gian hàng ở nước ngoài, để tham gia các hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp. Đối với chủ trang trại được thành phố cho phép đi tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài được hỗ trợ 30% tiền vé đi lại.


Thanh Bình


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t