Huy động sự vào cuộc của cả xã hội trong công tác đấu tranh phòng, chống ma túy (10:07 06/02/2019)


HNP - Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW, ngày 26/3/2008, của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới” trên địa bàn TP Hà Nội đã giúp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với công tác trên, qua đó, kiềm chế và kéo giảm tệ nạn ma túy, giữ gìn môi trường bình yên của Thủ đô.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng, chống ma tú


Những chuyển biến tích cực
 
Hà Nội triển khai thực hiện Chỉ thị 21 của Bộ Chính trị trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức. Với đặc thù là Thủ đô, Hà Nội chịu sức ép của di dân tự do ngày càng gia tăng, đặc biệt hoạt động của tội phạm mua bán, vận chuyển ma túy qua địa bàn qua các tỉnh khác tiêu thụ diễn biến phức tạp và ngày càng tinh vi, thủ đoạn liều lĩnh, manh động… Cùng với đó, thời điểm Hà Nội triển khai thực hiện Chỉ thị 21, số người nghiện trong danh sách quản lý còn rất lớn (chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh), trong khi việc sử dụng ma túy có xu hướng trẻ hóa, đa dạng về thành phần.
 
Trước tình hình đó, ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 21, Thành ủy Hà Nội đã khẩn trương xây dựng và ban hành Chỉ thị 29 để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai trên địa bàn. Tiếp đó, Thành ủy ban hành Chương trình 11-CTr/TU ngày 07/3/2011 về “Tăng cường phối hợp các biện pháp phòng, chống tội phạm, tội phạm ma túy, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố”, phấn đấu toàn Thành phố không còn địa bàn trọng điểm về ma túy. Căn cứ các chỉ đạo trên, UBND TP và cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã xây dựng chương trình, kế hoạch, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cơ quan, đơn vị mình.
 
Giám đốc Công an TP Đoàn Duy Khương đánh giá: Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW, công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy tại Hà Nội đã được triển khai nghiêm túc và tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức, trách nhiệm, hành động. Huy động được sức mạnh của hệ thống chính trị và Nhân dân Thủ đô tham gia vào công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. 
 
Một trong những kết quả nổi bật là công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy được tăng cường, đổi mới cả về nội dung và hình thức, gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.. qua đó, giúp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân về tác hại của ma túy; nâng cao ý thức cảnh giác, tự xây dựng gia đình thành “pháo đài” trước sự xâm nhập của tệ nạn xã hội. Nhờ đó, trong 10 năm qua, số lượng người nghiện ma túy trên địa bàn Thành phố giảm từ 23 nghìn xuống hơn 10 nghìn; số người nghiện mới hằng năm giảm từ hàng nghìn xuống còn hàng trăm; số người nghiện ma túy tự giác tham gia các hình thức cai nghiện cũng tăng theo từng năm.
 
Công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về ma túy đạt kết quả tích cực. Trong 10 năm qua, lực lượng công an các cấp đã phát hiện, điều tra, khám phá 33.300 vụ/42.449 đối tượng phạm tội về ma túy (tăng 9.334 vụ so với năm 2008, trung bình mỗi năm tăng trên 900 vụ). Trong đó, xử lý hình sự 28.376 vụ/33.275 đối tượng; thu giữ trên 1,2 nghìn kg ma túy các loại; 64 khẩu súng và 539 viên đạn... Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân 2 cấp đã thụ lý, đưa ra xét xử 27.433 vụ/32.258 bị cáo, trong đó xét xử lưu động 11.556 vụ/12.998 bị cáo; ra quyết định đưa đi cai nghiện bắt buộc cho 1.556 người nghiện ma túy.
 
Đáng chú ý, công tác triệt xóa các điểm, tụ điểm phức tạp về tệ nạn ma túy đạt kết quả quan trọng. Thời điểm tháng 8/2008, Hà Nội có 1 địa bàn trọng điểm cấp Thành phố, 21 tụ điểm, 55 điểm phức tạp về ma túy. Trong 10 năm qua, lực lượng công an các cấp đã tập trung đấu tranh, giải quyết 1/1 địa bàn trọng điểm cấp Thành phố, triệt xóa 26/26 tụ điểm, 92 điểm phức tạp về tệ nạn ma túy. Tính đến tháng 6/2018, trên địa bàn Thành phố có 3 điểm phức tạp về ma túy, không còn địa bàn trọng điểm, tụ điểm phức tạp...
 
Đặc biệt, công tác cai nghiện ma túy luôn được quan tâm chỉ đạo triển khai với nhiều biện pháp, hình thức sát hợp đã làm giảm tội phạm và giảm tính chất phức tạp ở địa bàn dân cư do người nghiện gây ra. Thành phố đã triển khai Đề án thí điểm cai nghiện tự nguyện, triển khai điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại 6 quận, huyện. Trong 10 năm qua, các cơ sở cai nghiện ma túy của Thành phố đã tiếp nhận, quản lý, chữa trị cho 20.471 lượt người vào cai nghiện ma túy bắt buộc. Tính từ năm 2015 đến 31/6/2018, đã tiếp nhận 1.511 người nghiện không có nơi cư trú ổn định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Vận động đưa được 10.578 lượt người nghiện ở cộng đồng đi cai nghiện tự nguyện trong các cơ sở của TP…
 
Tiếp tục là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, quan trọng
 
Tuy nhiên, việc triển khai Chỉ thị 21 của Bộ chính trị trên địa bàn Thành phố 10 năm qua cũng còn một số tồn tại, hạn chế, như: tại một số cấp ủy cơ sở còn chung chung; sự vào cuộc của một số ban, ngành, đoàn thể còn mang tính hình thức, thậm chí “khoán trắng” cho lực lượng Công an nên hiệu quả chưa cao. Công tác tuyên truyền, có nơi, có lúc còn hình thức, chưa thường xuyên. Công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trên địa bàn Thành phố còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót; công tác nắm tình hình cơ sở ở một số nơi chưa thường xuyên…
 
Thời gian tới, Thành ủy Hà Nội đề ra 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị 21 của Bộ chính trị. Trước hết, Thành ủy yêu cầu cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội từ Thành phố đến cơ sở tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về công tác phòng, chống ma túy, trọng tâm là Chỉ thị số 21 của Bộ chính trị, Kết luận số 95 của Ban Bí thư, Chỉ thị số 29 của Thành ủy.
 
Cấp ủy, chính quyền các cấp phải xác định công tác phòng, chống ma túy là một nhiệm vụ quan trọng cần ưu tiên thực hiện trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương, đơn vị mình. Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu  đối với công tác phòng, chống ma tuý; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên bao che, dung túng cho tội phạm và tệ nạn ma túy hoặc có biểu hiện tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy.
 
Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy trong các cấp, các ngành và toàn xã hội, đặc biệt là quan tâm tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên, nâng cao nhận thức và ý thức phòng, chống ma túy, tệ nạn xã hội để không bị kích động, lôi kéo, dụ dỗ… Huy động sự tham gia rộng rãi của toàn xã hội đối với công tác phòng, chống ma túy và quản lý, tái hòa nhập cộng đồng cho người sau cai. Đẩy mạnh đấu tranh tội phạm và tệ nạn ma túy, làm tốt công tác dự báo, nắm tình hình để kịp thời có giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn…
 
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 21 của Bộ Chính trị vừa qua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng yêu cầu công an các cấp, các lực lượng chuyên trách cần tập trung đấu tranh quyết liệt với tội phạm ma túy, giải quyết triệt để, dứt điểm các tụ điểm, điểm ma túy, không để bức xúc trong xã hội. Trong quá trình đó, cần chú trọng thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Tăng cường công tác truy tố, xét xử, nhất là xét xủ điểm, xét xử lưu động các vụ án, bị cáo phạm tội về ma túy để tăng tính răn đe, giáo dục.

Nguyễn Văn


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t