Hơn 4% tổng chi ngân sách cho bảo vệ môi trường (19:32 26/02/2017)


HNP - Theo kết quả triển khai thực hiện kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia theo Quyết định số 1216/QĐ-TTg và Quyết định số 166/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2015 đến nay, ngân sách TP Hà Nội đã bố trí hơn 4% tổng cho ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường.

Theo đó, để triển khai thực hiện Kế hoạch số 221/KH-UBND ngày 21/12/2015 của UBND thành phố về thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn thành phố, UBND thành phố đã bố trí kinh phí từ nguồn chi sự nghiệp ngân sách thành phố cho các sở: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Y tế, Khoa học và Công nghệ để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc kế hoạch đã được phê duyệt. Theo đó, năm 2015, tổng kế hoạch vốn bố trí là 29,823 tỷ đồng; năm 2016 tổng kế hoạch vốn bố trí là 38.385 triệu đồng.

Hàng năm, ngân sách thành phố ưu tiên nguồn lực ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường, tổng kinh phí dành cho sự nghiệp môi trường các năm luôn cao hơn mức quy định 1% tổng chi ngân sách; từ năm 2011 đến nay, số kinh phí sự nghiệp luôn được bố trí tăng dần qua các năm, trung bình giai đoạn 2011-2015 bố trí hơn 3,7% tổng chi ngân sách; từ năm 2015 đến nay đã bố trí trên 4% tổng chi ngân sách.

Kinh phí sự nghiệp môi trường thành phố Hà Nội trong giai đoạn vừa qua tập trung chi chủ yếu cho các nhiệm vụ: Thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải thông thường; duy trì vệ sinh môi trường trên các tuyến đường, đầu tư, nâng cấp các bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh trên địa bàn các huyện (chiếm tỷ lệ lớn, trung bình từ 30 đến 35 tỷ đồng/huyện) và các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ như tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục về pháp luật về bảo vệ môi trường; thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp về việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Cùng với đó, tạo điều kiện để thu hút các nhà đầu tư đầu tư lĩnh vực xử lý nước thải, xử lý rác thải cho thành phố theo các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các nhà đầu tư tham gia dịch vụ môi trường. Từ năm 2011 đến nay, thành phố đã thu hút được 8 dự án đầu tư rác thải; 6 dự án xử lý nước thải sinh hoạt và hầu hết các dự án xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp và làng nghề sử dụng vốn ngoài ngân sách, từ nguồn vốn ODA, hợp đồng BT, BOT hoặc theo phương thức xã hội hóa.


Hương Dung


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t