Huyện Chương Mỹ: Đặt mục tiêu gieo trồng 10.150ha cây trồng sản xuất vụ Xuân (15:23 27/11/2019)


HNP - Ngày 26-11, Huyện ủy Chương Mỹ ban hành Nghị quyết số 28-NQ/HU, về lãnh đạo sản xuất vụ Xuân 2020. Đây là địa phương luôn nằm trong tốp đầu thành phố Hà Nội về sản xuất nông nghiệp.

Theo đó, vụ Xuân năm 2020, huyện Chương Mỹ đặt mục tiêu gieo trồng 10.150ha cây trồng, trong đó: Lúa 8.900 ha, năng suất 65 tạ/ha; Ngô 385ha, năng suất 60 tạ/ha; Khoai lang 95ha, năng suất 130 tạ/ha; Lạc 200ha, năng suất 25 tạ/ha; Đậu tương 25ha, năng suất 23 tạ/ha; cây hàng năm khác 545ha.

Trong chăn nuôi, huyện quyết tâm phát triển ổn định đàn gia súc, gia cầm, thủy cầm. Kiểm soát tốt dịch bệnh, thực hiện tốt công tác kiểm soát giết mổ trên địa bàn. Có biện pháp để từng bước chấm dứt việc giết mổ gia súc trong khu dân cư. Tập trung phát triển một số chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực trên địa bàn huyện, như: Rau an toàn, bưởi Chương Mỹ, gạo hữu cơ. Ngoài ra, huyện Chương Mỹ phấn đấu trồng 30.000 cây các loại (gồm có cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây bóng mát).

Để hoàn thành mục tiêu trên, huyện Chương Mỹ triển khai nhiều nhiệm nhiệm vụ, giải pháp. Cụ thể, về cơ cấu giống lúa vụ Xuân, huyện tập trung gieo cấy nhóm giống lúa chất lượng cao J02, TBR225, QR15 và một số giống đặc sản, chiếm 70% diện tích; nhóm giống lúa năng suất cao như Thiên ưu 8, lúa lai (TH3-3; GS9,..), chiếm 30% diện tích. Đối với giống rau màu: Giống Ngô lai gồm NK6654, NK66, NK4300, LVN4, giống ngô lai biến đổi gen NK66 BƯGt; NK4300 BƯGt, giống ngô nếp HN88, VN2, VN6; giống lạc MD9, LI4, LI8, L23; các giống  bầu, bí đỏ Fl, bí rau, các loại rau ăn lá.

Ngoài lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm nguồn nước tưới cây trồng vụ Xuân, huyện Chương Mỹ sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại xây dựng liên kết, hợp tác sản xuất và tiêu thụ nông sản chủ lực, gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Cùng với đó, mở rộng các hình thức dịch vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ nông dân trong việc cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm đất, tưới, tiêu thu hoạch đảm bảo chất lượng, dịch vụ, giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất, khắc phục tình trạng bỏ ruộng. Tổ chức phát triển chuỗi giá trị nông sản an toàn, bền vững; các dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bằng các liên kết giữa doanh nghiệp - hợp tác xã - nông dân thông qua các hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nhằm tìm ra thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, quy mô lớn, có lợi cho nông dân. Có biện pháp hỗ trợ các hợp tác xã, nông dân đưa giống mới và các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.

Đáng chú ý, trong sản xuất lúa, huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ từ sản xuất đến tiêu thụ, chế biến, ưu tiên mở rộng cơ giới hóa đồng bộ cho vùng sản xuất chuyên canh tập trung lúa chất lượng cao, lúa hữu cơ, ứng dụng quy trình gieo mạ công nghiệp tập trung, cấy máy, tổ chức phun thuốc bằng máy bay để đảm bảo sức khỏe người sản xuất; nâng cao chất lượng gạo; tăng giá trị sản xuất và thu nhập cho nông dân. Đối với sản xuất rau màu, huyện mở rộng diện tích sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ; phát triển diện tích sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao. Còn đối với cây ăn quả xây dựng vùng sản xuất chuyên canh gắn với nhãn hiệu “Bưởi Chương Mỹ”; xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng gắn với thương hiệu “Bưởi Chương Mỹ”.


Thanh Bình


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t