Tuyên truyền xử lý nghiêm việc dụ dỗ, lôi kéo bán hàng đa cấp bất chính (09:30 04/10/2017)


HNP - Sở Công Thương Hà Nội vừa cung cấp một số nội dung về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp (BHĐC) để phục vụ công tác tuyên truyền về lĩnh vực này.

Theo đó, tiếp tục tuyên truyền về BHĐC theo nội dung cuốn “sổ tay nâng cao nhận thức về hoạt động bản hàng đa cấp” đã được Sở Công Thương phát hành năm 2016. Nội dung cuốn sổ tay đã nêu rõ các quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp; các dấu hiệu vi phạm, lừa đảo của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp nhằm tuyên truyền để người dân tránh bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia vào các hoạt động bán hàng đa cấp bất chính, lợi dụng mô hình kinh doanh theo phương thức đa cấp để lừa đảo, trục lợi...

Khi doanh nghiệp BHĐC chấm dứt hoạt động BHĐC, người tham gia BHĐC của công ty có thể và nên tiến hành ngay các bước. Bước 1, nếu có bất kỳ khiếu nại về việc công ty chưa hoàn thành các nghĩa vụ đối với mình trong hoạt động BHĐC có thể liên hệ, gửi yêu cầu tới trụ sở chính của doanh nghiệp để đề nghị giải quyết quyền lợi.

Bước 2, trường hợp nhà phân phối, người tham gia BHĐC đã liên hệ và thực hiện bước 1 nhưng doanh nghiệp BHĐC không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng. Nếu có lý do để cho rằng công ty có dấu hiệu lừa đảo hoặc vi phạm pháp luật hình sự, nhà phân phối, người tham gia BHĐC cần trình báo ngay với cơ quan công an để được bảo vệ. Nhà phân phối, người tham gia BHĐC có thể nộp đơn đến cơ quan tòa án có thẩm quyền để khởi kiện và yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật trên cơ sở hợp đồng tham gia BHĐC ký kết giữa các bên.

Trong quá trình bảo vệ quyền lợi của mình, nhà phân phối, người tham gia BHĐC tại Hà Nội có thể liên hệ với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) và Sở Công Thương Hà Nội để được tư vấn, hỗ trợ.


H. Hải


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t