Tập trung khắc phục hạn chế trong phát triển kinh tế-xã hội (21:37 05/11/2019)


HNP - Trong thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội và đạt nhiều kết quả rất tích cực. Tuy nhiên, theo đánh giá của các ngành, vẫn còn nhiều tồn tại cần được khắc phục để phát triển toàn diện hơn.

Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Mạnh Quyền, kinh tế tri thức và ứng dụng công nghệ cao chưa phát triển mạnh. Chất lượng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội ngành còn chậm so với yêu cầu. Mô hình tăng trưởng của thành phố vẫn chưa rõ ràng, tăng trưởng vẫn thiên về thâm dụng nguồn vốn đầu tư (yếu tố vốn vẫn chiếm tới 44,6% trong tăng trưởng của giai đoạn), trong khi hiệu quả sử dụng vốn hạn chế (hệ số ICOR còn cao, ở mức 4,75 so với 4,23 của cả nước).

Bên cạnh đó, đầu tư xã hội có biểu hiện mất cân đối. Đầu tư phát triển từ ngân sách tập trung vào một số huyện trọng điểm. Tỷ lệ điều tiết của ngân sách các huyện điều chỉnh giảm (thấp hơn mức cũ 6-16% tùy huyện) kể từ năm ngân sách 2017 không cải thiện được nguồn thu. Nguyên nhân do việc điều chỉnh tỷ lệ điều tiết các khoản thu nhưng chưa đem lại sự thay đổi trong cơ cấu thu ngân sách huyện, thị xã; cơ chế khai thác nguồn thu từ đấu giá đất chưa khuyến khích mạnh mẽ các huyện... Các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chưa phát huy hiệu quả như mong muốn, tiếp cận vốn vay ngân hàng còn khó khăn.

Ngoài ra, khoảng cách về lực lượng lao động được đào tạo giữa khu vực thành thị và nông thôn còn khá xa, tương ứng là 75,57% và 44,28%. Lao động ngành nông nghiệp chiếm khoảng 13% lao động xã hội, tuy nhiên chỉ sản xuất ra khoảng 2% GRDP cho thấy năng suất lao động thấp của khu vưc này. Môt số chương trình, kế hoạch về đào tạo, tạo việc làm cho khu vực ngoại thành đã được triển khai (như cơ chế cho vay giải quyết việc làm; cơ chế đào tạo nghề cho lao động nông thôn; các chương trình khuyến nông, khuyến công...), nhưng hiệu quả chưa được cải thiện nhiều.

Hiệu quả triển khai thực hiện một số cơ chế, chính sách cũng vẫn còn hạn chế. Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chưa phát huy hiệu quả như mong muốn; điều chỉnh tỷ lệ điều tiết các khoản thu chưa đem lại sự thay đổi trong cơ cấu thu ngân sách huyện, thị xã; ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, chậm có quy định cụ thể khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chậm xem xét cập nhật, sửa đổi quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh tập trung; chậm phê duyệt quy hoạch cụm công nghiệp trên địa bàn; tiếp cận vốn vay ngân hàng; tích tụ, mở rộng quy mô diên tích đất sản xuất nông nghiệp chưa đạt kết quả như mong muốn...

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ phát triển còn chưa đồng đều. Trên địa bàn, nhiều huyện hiện nay còn chưa có trung tâm thương mại, siêu thị; nhiều xã chưa có chợ. Nguyên nhân chủ yếu là do các chính sách xã hội hóa thu hút đầu tư chưa đem lại hiệu quả mong muốn.

Ngành du lịch cũng còn những hạn chế nhất định. Du khách có mức chi chưa cao, thời gian lưu trú ngắn. Hà Nội vẫn thiếu các cơ sở khu vui chơi giải trí. Nguyên nhân chủ yếu là do các chính sách xã hội hóa thu hút đầu tư chua đem lại hiệu quả mong muốn, trong đó có khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, các quy định về khai thác các công trình về văn hóa.

Trong lĩnh vực công nghiệp, việc phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp còn chậm; một số huyện chưa có khu, cụm công nghiệp; giá thuê đất sản xuất trên địa bàn thành phố cao hơn các địa phương lân cận... Bên cạnh hạn chế trong lĩnh vực công nghiệp thì hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản nói chung cũng còn thấp. Hiệu quả này không tăng trong những năm gần đây và thấp hơn khá nhiều so với địa phương khác (tỷ lệ giá trị gia tăng/giá trị sản xuất đạt khoảng 0,44 trong khi tỷ lệ này của TP Hồ Chí Minh là 0,53). Ngoài nguyên nhân bị ảnh hưởng bởi thời tiết, dịch bệnh thì việc khuyến khích ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.

Một hạn chế nữa là mức tăng vốn của doanh nghiệp Hà Nội thấp hơn so với cả nước. Số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội nhìn chung tăng chậm hơn so với cả nước. Quy mô doanh nghiệp Hà Nội chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ. Hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp Hà Nội còn ở mức thấp. Cơ cấu vốn đầu tư vẫn đang bộc lộ những bất cập. Nhiều ngành/lĩnh vực quan trọng còn chưa nhận được đầu tư đúng mức, nhất là các ngành công nghệ cao, hoạt động tài chính, ngân hàng, giáo dục và đào tạo, y tế...

Qua phân tích cho thấy, nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế này là do là tính chủ động chưa cao, chưa tập trung xây dựng được các mô hình, điển hình mới, sáng tạo, tiêu biểu; công tác dự báo chưa tốt, có mặt còn thiếu chủ động và chưa sát với diễn biến phức tạp của tình hình trong nền kinh tế thị trường; về phía doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh còn yếu, khả năng về tài chính, quản lý điều hành và dự báo thị trường, chiến lược đầu tư còn nhiều hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; trọng tâm là hoàn thiện, đồng bộ hóa hệ thống văn bản pháp luật; phát triển các loại thị trường tài chính, vốn, đất đai, lao động, khoa học và công nghệ.

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, thu hút đầu tư, đẩy manh sản xuất kinh doanh, điều hành thu, chi ngân sách hiệu quả, trọng tâm là tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh (PCI), tập trung vào các chỉ số còn thấp như: "Tính minh bạch và tiếp cận thông tin", “Môi trường cạnh tranh bình đẳng”, “Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất”,...

Cùng với đó, triển khai có hiệu quả Kế hoạch của UBND Thành phố thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP, ngày 01-01-2019, của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 định hướng đến năm 2021. Thực hiện tốt Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, kết nối cung - cầu, hỗ trợ giải quyết vốn cho sản xuất kinh doanh. Tập trung thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là dịch tả lợn Châu Phi. Thực hiện các giải pháp để đảm bảo nguồn cung thực phẩm thay thế thịt lợn trong dịp cuối năm. Phát triển các vùng nông nghiệp chuyên canh tập trung gắn với xây dựng danh mục sản phẩm nông nghiệp ưu tiên phát triển,...


Huy Hoàng


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t