Ngành Nông nghiệp Hà Nội ký cam kết sản xuất sản phẩm trồng trọt an toàn với hàng nghìn hộ nông dân (11:28 29/10/2019)


HNP - Sở NN&PTNT Hà Nội vừa rà soát hoạt động sản xuất, sơ chế sản phẩm trồng trọt gắn với việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) giai đoạn 2017-2019.

Sở NN&PTNT cho biết, thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP nông sản, thời gian qua, trên địa bàn thành phố đã phát triển mạnh nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, như các vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao (154 vùng sản xuất lúa tập trung), ở phần lớn các huyện có quy hoạch sản xuất lúa cho giá trị thu nhập tăng thêm so với sản xuất lúa truyền thống 20-30%; vùng sản xuất rau an toàn (trên 5.044ha với 101 vùng sản xuất rau an toàn tập trung quy mô trên 20ha), trong đó có trên 526ha rau VietGAP và gần 50ha rau hữu cơ.

Thực hiện Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn TP Hà Nội giai đoạn 2009-2015, thành phố đã đầu tư xây dựng hạ tầng các vùng sản xuất rau an toàn cùng với việc tập huấn về IPM, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã nâng cao nhận thức của nông dân trong sản xuất, kinh doanh rau an toàn. Đến nay, Sở NN&PTN đã ký cam kết sản xuất an toàn theo Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT với 48.972 hộ sản xuất rau; triển khai 35 mô hình chuỗi rau ATTP áp dụng hệ thống đảm bảo cùng tham gia (PGS). Đây là hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ tại 35 xã, phường, thị trấn thuộc 17 quận, huyện, thị xã với tổng diện tích 1.655,4ha.

Cùng với đó, thành phố hỗ trợ xây dựng 8 cơ sở sơ chế gắn với vùng sản xuất nông nghiệp tập trung với công suất 3-7 tấn/ngày và 64 cơ sở sơ chế nhỏ của các hợp tác xã, doanh nghiệp công suất từ 200-1.000kg/ngày. Nhờ vậy, thời gian qua, số doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm nông nghiệp tăng từ 112 doanh nghiệp lên 208 doanh nghiệp, số lượng tiêu thụ qua hợp đồng từ 15 tấn/ngày, tăng lên 42 tấn/ngày... Đáng chú ý, giá cả bán nông sản của các cơ sở ổn định và cao hơn so với ngoài thị trường 1.000-2.000 đồng/kg, giá trị sản xuất rau an toàn tại các vùng cao hơn 10-20%.

Đối với diện tích cây ăn quả trên địa bàn thành phố hiện đã phát triển được 19.000ha với sản lượng đạt 240.000 tấn. Còn cây chè có diện tích 2.737ha với sản lượng chè búp tươi đạt 20.808 tấn. Trong đó, đã tập trung phát triển một số loại cây ăn quả đảm bảo chất lượng, có giá trị kinh tế cao, đã được bảo hộ nhãn hiệu tập thể, như: Bưởi tôm vàng Đan Phượng, bưởi đường Quế Dương, cam Canh Kim An, bưởi Phúc Thọ, bưởi Chương Mỹ, bưởi Sóc Sơn, nhãn muộn Đại Thành, nhãn muộn Hoài Đức, chuối Cổ Bi, chuối Vân Nam, ổi Đông Dư. Đến nay, Sở NN&PTNT đã ký cam kết sản xuất an toàn theo Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT đối với 18.725 hộ gia đình trồng cây ăn quả và 2.724 hộ gia đình trồng chè…


Minh Huệ


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t