Hai Bà Trưng: Nhân rộng các mô hình điểm về an toàn thực phẩm (11:18 23/03/2021)


HNP - Hai Bà Trưng là một quận đông dân, có 18 phường với 306.143 dân. Trên địa bàn quận có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cộng với diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 nên trong năm qua, công tác đảm bảo ATTP gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với nhiều giải pháp và cách làm hiệu quả, công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn quận được thực hiện tốt, không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm.

Trao giấy chứng nhận và biển nhận diện cơ sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống


Hiện nay, toàn quận đang quản lý 2.712 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại 18 phường và 02 chợ hạng I (TTTM chợ Mơ, chợ Hôm-Đức Viên); 04 chợ hạng 3 (Vĩnh Tuy, Bách Khoa, Quỳnh Mai, Nguyễn Công Trứ).
 
Quyết liệt trong chỉ đạo, triển khai thực hiện
 
Trong năm qua, quận Hai Bà Trưng đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, Thành phố trong công tác đảm bảo ATTP và phối hợp kiểm tra đột xuất, phát sinh. Các phòng, ban, ngành thành viên BCĐ, các đoàn thể quận, UBND 18 phường phối hợp tốt trong chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện; thường xuyên giao ban, trao đổi và tháo gỡ khó khăn, bất cập trong chỉ đạo, quản lý, đôn đốc, điều hành công việc; hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch của Trung ương, Thành phố giao.
 
Đáng chú ý, quận đã triển khai thực hiện Mô hình điểm “Cơ sở (Chuỗi cơ sở) sản xuất, kinh doanh đảm bảo vệ sinh ATTP tại 20 tuyến phố của 18 phường trên địa bàn quận giai đoạn 2019-2020” năm 2020; tổ chức thành công Hội thi tìm hiểu pháp luật về ATTP năm 2020; tổ chức 23 lớp tập huấn việc thực hiện các nội dung thực hiện chuyên đề ATTP cho 851 chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Triển khai tuyến phố ATTP có kiểm soát tại tuyến phố Bà Triệu, phường Nguyễn Du và Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội theo kế hoạch của Sở Y tế.

Ngoài qua, chỉ đạo UBND 18 phường, Ban quản lý các chợ rà soát, triển khai các địa điểm có kinh doanh rau, củ, quả và thực phẩm an toàn. Hướng dẫn, hỗ trợ các cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu làm thủ tục đăng ký điểm kinh doanh rau an toàn theo quy định. Tăng cường kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y tại các hộ kinh doanh gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm; các nhà hàng, quán ăn có sử dụng sản phẩm gia súc, gia cầm để chế biến thực phẩm.
 
Trong năm, quận đã triển khai các hoạt động của chuyên đề: Tuyên truyền về ATTP; tư vấn, vận động người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm thực hiện tốt các quy định, nội dung bảo đảm ATTP, nội dung chuyên đề. Thiết kế và in 80.000 tờ rơi phát đến 100% hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại 20 tuyến phố về xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm. Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức nói chuyện chuyên đề cho 31.710 lượt cán bộ, công nhân viên, giáo viên, học sinh về công tác đảm bảo ATTP. Hội Phụ nữ quận và 23 hội phụ nữ cơ sở tổ chức 21 buổi tuyên truyền thực hiện phong trào thi đua “Vì an toàn thực phẩm” với 1.910 người hội viên dự, phát trên 7.000 tờ rơi...

Bên cạnh đó, duy trì và nhân rộng mô hình “Chi hội ăn sạch - sống xanh” tại 08 chi hội thuộc các phường: Bạch Đằng, Thanh Lương, Vĩnh Tuy, Minh Khai, Thanh Nhàn; vận động hội viên tự trồng rau, củ an toàn tại nhà; Triển khai mô hình “Chi hội thay đổi hành vi trong ATTP” tại các chi hội có đại lý thịt lợn sạch Organic Green trên địa bàn Phố Huế, Lê Đại Hành, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Quỳnh Lôi, Minh Khai, Vĩnh Tuy, Đống Mác, Thanh Lương, Nguyễn Du duy trì, nhân rộng 11 chi hội.
 
Quận còn duy trì 02 đoàn liên ngành kiểm tra ATTP, 02 đoàn thanh tra chuyên ngành ATTP; phường duy trì 18 đoàn liên ngành kiểm tra ATTP và 18 đoàn thanh tra chuyên ngành ATTP thanh, kiểm tra theo kế hoạch, theo chuyên đề hoặc đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; đoàn 389 quận kiểm tra phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Kết quả năm 2020: Toàn quận đã thanh, kiểm tra, giám sát 4.168 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, xử phạt hơn 839 triệu đồng; hủy 12.685 sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ với giá trị hàng hóa 874,435 triệu đồng. 

Nhân rộng nhiều mô hình hay về an toàn thực phẩm

Trong năm 2020, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đã triển khai nhiều Mô hình điểm ATTP và phòng chống ngộ độc thực phẩm. Tiêu biểu đó là mô hình: Tuyến phố có kiểm soát về ATTP tại tuyến phố Bà Triệu, phường Nguyễn Du và Lê Đại Hành theo kế hoạch của Sở Y tế Hà Nội. Kết quả: 56/56 (đạt 100%) cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên tuyến phố ký cam kết thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về ATTP. Đồng thời, tiếp tục triển khai Mô hình điểm của Thành hội Phụ nữ về Tuyến phố ATTP có kiểm soát tại tuyến phố Mai Hắc Đế, phường Nguyễn Du.

Bên cạnh hai mô hình trên, quận tiếp tục khai các mô hình điểm, như: Chuyên đề mô hình điểm “Cơ sở (chuỗi cơ sở) đủ điều kiện vệ sinh ATTP tại 20 tuyến phố của 18 phường giai đoạn 2019-2020”. Hiện có 821 cơ sở trên 20 tuyến phố thực hiện chuyên đề ATTP. Tính đến ngày 05/12/2020, toàn quận đã cấp và gắn được 301/300 biển nhận diện cơ sở đủ điều kiện ATTP trên 20 tuyến phố của 18 phường thực hiện nội dung chuyên đề ATTP.

Kế đó là mô hình: Duy trì, nhân rộng mô hình điểm về ATTP tại phường Lê Đại Hành, Bùi Thị Xuân và các bếp ăn tập thể tại các cơ sở giáo dục giai đoạn 2016-2018; Tiếp tục duy trì đề án thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây; 100/100 cơ sở được gắn biển nhận diện, đạt 100%.

Song song với đó, quận Hai Bà Trưng cũng đã xây dựng, phát triển hoàn thiện 04 chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn với 82 điểm kinh doanh được xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. UBND quận đã triển khai 02 chuỗi kinh doanh thực phẩm: 01 chuỗi thịt lợn tại chợ Vĩnh Tuy và chuỗi thịt lợn sạch Organic trên địa bàn 08 phường Phố Huế, Lê Đại Hành, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Phạm Đình Hổ, Quỳnh Lôi, Đống Mác và Thanh Lương. Trên địa bàn quận có 57 siêu thị Vinmast và Vinmats (+); chuỗi thịt lợn sạch Meat Deli tại phường Bách Khoa, Quỳnh Mai, Nguyễn Du cùng với 301 cơ sở đảm bảo ATTP tại 20 tuyến phố của 18 phường được cấp Giấy xác nhận và gắn biển nhận diện cơ sở đủ điều kiện VSATTP.

Với nhiều giải pháp trên, năm qua, trên địa bàn quận không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm; 03 tập thể và 03 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua ATTP giai đoạn 2016-2020 được UBND thành phố tặng bằng khen.
 
Trong năm 2021, quận Hai Bà Trưng sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về ATTP; “Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”. Quận cũng sẽ công khai trên cổng thông tin điện từ quận tên, địa chỉ các cơ sở, cá nhân vi phạm về ATTP nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái pháp luật; nêu gương, khuyến khích các mô hình sản xuất, quản lý ATTP tốt để người tiêu dùng biết và tìm đến các địa chỉ tin cậy. Cung cấp đường dây nóng của Quận, Phòng Y tế để tiếp nhận các thông tin phản ánh vấn đề liên quan đến ATTP.

Đặc biệt, sẽ tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình điểm về ATTP trên địa bàn quận. Triển khai có hiệu quả kế hoạch kiểm tra công tác đảm bảo ATTP tại 18 phường, chợ, các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo đục và các đơn vị trên địa bàn quận. Duy trì kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống; kiên quyết đình chỉ những cơ sở không đủ điều kiện ATTP; xử lý nghiêm những cơ sở vi phạm.

Hoàng Ngân


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t