Huyện Chương Mỹ: Xây dựng 4 mô hình sản xuất, tiêu thụ chè an toàn (15:33 30/05/2017)


HNP - Thực hiện Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND TP, ngày 4/12/2013, của HĐND TP Hà Nội về “Chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020”, huyện Chương Mỹ đã tập trung thực hiện hiệu quả đề án sản xuất và tiêu thụ chè an toàn.

Từ hình thức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, đến nay, Chương Mỹ đã có nhiều mô hình phát triển chè an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân. Cụ thể, trong 5 năm qua, huyện đã triển khai xây dựng được 4 mô hình sản xuất và tiêu thụ chè an toàn với tổng diện tích 59ha tại xã Trần Phú, trong đó có 17ha trồng mới và trồng thay thể, 10ha thâm canh chè an toàn, 17ha thâm canh chè trồng mới năm 2 và 15ha mô hình cơ giới hóa trong sản xuất chè an toàn. Ngoài ra, huyện đã tổ chức được 7 lớp tập huấn, hướng dẫn nông dân về quản lý, kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, sơ chế, bảo quản chè an toàn cho 360 nông dân tham gia sản xuất chè tại xã Trần Phú.

Đi đôi với phát triển chè hàng hóa tập trung, đầu tư thâm canh, huyện Chương Mỹ đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất, chế biến hiện đại nhằm tăng năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm; đa dạng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ vậy, năng suất chè an toàn trong mô hình thâm canh đạt 2,5 tấn/ha/năm, hiệu quả kinh tế 171,9 triệu đồng/ha. Năng suất chè an toàn trong mô hình thâm canh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đạt 2,85 tấn/ha/năm, hiệu quả kinh tế 196,9 triệu đồng/ha.

Theo định hướng, huyện Chương Mỹ gắn phát triển sản xuất chè với du lịch sinh thái, văn hóa. Phát triển sản xuất đi đôi với mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông dân.

Để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyên canh tập trung trên quy mô lớn theo đúng định hướng, huyện Chương Mỹ đã kiến nghị, UBND thành phố và sở, ngành liên quan phối hợp, đặt hàng các nhà khoa học, các đơn vị kinh doanh nghiên cứu tạo được bộ giống chè, cây ăn quả, giống lúa chất lượng cao phong phú, chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường để người sản xuất có thể lựa chọn cho các vùng chuyên canh. Hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho các vùng sản xuất chuyên canh ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, kéo dài hiệu lực của Nghị quyết 25/2013/NQ-HĐND của HĐND thành phố sang giai đoạn 2020-2030.


H. Hải


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t