“Sân chơi mở cộng đồng”- Tầm nhìn thiên nhiên kỷ (15:36 12/11/2009)


HNP - Quan trọng nhất của mô hình sân chơi trường học là khắc phục được những “khiếm khuyết” đã lâu của ngành giáo dục trong việc rèn luyện thể lực toàn diện cho học sinh. Đồng thời đây cũng là phương pháp giúp giáo viên, nhà trường quản lý học sinh rất tốt…


Qua nhiều phiên Chợ Techmart Việt Nam, công chúng đã có dịp biết đến người được mệnh danh là ÔNG VUA ĐỒ CHƠI với những thiết bị, đồ dùng giảng dạy, trò chơi mang nhãn hiệu PROTEC-2000 do ông thiết kế và sản xuất dành cho trẻ em. Tại Techmart Việt Nam ASEAN+3 /2009 này, kỹ sư Hà Trọng Dũng-ÔNG VUA ĐỒ CHƠI lại tiếp tục cho ra mắt một mô hình mới có cái tên hơi lạ ... “Sân chơi mở cộng đồng” ! - Đây là sự phát triển của đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ (Bộ GD-ĐT) mã số B2001-49-26 do ông thực hiện, đã nghiệm thu tháng 9/2004 và được Bộ khuyến nghị triển khai trên diện rộng…

Vậy“ Sân chơi mở cộng đồng” là gì?- Có thể hiểu đơn giản đó là nơi để nhiều người có thể thường xuyên lui tới vui chơi  ngẫu hứng. Nhưng làm gì để cho họ CHƠI một cách có ích?- Đó chính là “phần hồn”, là tinh thần của ý tưởng sáng tạo mà tác giả muốn gửi gắm vào các sản phẩm đồ chơi cũng như vào mô hình sân chơi mở cộng đồng này… Xin về hưu trước 2 năm, kỹ sư Hà Trọng Dũng đã có nhiều thời gian dành cho những công việc mà mình yêu thích. Qua nghiên cứu đồ thị sinh học mô phỏng cuộc đời con người và căn cứ vào thuyết cân bằng âm –dương, ông nhận thấy nền giáo dục Việt Nam đang có sự mất cân bằng, cả nước luônkhuyến Họcmà không ai khuyến Chơi. Có chăng chỉ mới chú trọng đến vở sạch chữ đẹp còn việc giáo dục thể chất –một nhu cầu của trẻ và liên quan đến cả tương lai giống nòi thì chưa thực sự được quan tâm . Chơi ở đây được hiểu trong một khái niệm rộng là giáo dục vận động, để nâng cao thể lực cho các thế hệ từ lúc còn là lứa tuổi mầm non, đến tuổi học đường, tuổi thanh niên, tuổi trung niên…Bản thân ông từng là nhà sư phạm, lại nhiều năm làm chuyên viên Văn phòng Chính phủ, đi nhiều hiểu nhiều cộng với chuyên môn lâu năm về giảng dạy kỹ thuật, lại am hiểu cả  hội họa, nên khi thiết kế những sản phẩm gọi là “ đồ chơi” này, ông muốn gửi gắm vào đó một ý tưởng sâu xa của triết lý cuộc sống. Đó là “Đừng để sống yểu, chết non vì thiếu vận động! Chỉ ăn thôi là chưa đủ !…”.          

Có lẽ ngoài ông, cho đến nay vẫn chưa có ai để tâm thực sự tới việc thiết kế những đồ dùng dạy học nhà trường tuy rất đơn giản, giá trị kinh tế chẳng là bao nhưng lại góp phần nâng cao môi trường sư phạm như: giá để trống cơ động, bảng xoay 2 mặt, bảng xoay 4 mặt cơ động, từ…; các đồ tập thể thao cũng rất đa năng như : xà đơn-vòng treo, xà kép- vòng treo, lồng sóc kép- xoay eo, bàn tập- lồng sóc … với nhiều tư thế tập, cường độ tập phù hợp với các độ tuổi. Chủ tịch Hội Cha mẹ học sinh trường tiểu học Liên Mạc ( Hà Nội) nhận xét : - Quan trọng nhất của mô hình sân chơi trường học là khắc phục được những “khiếm khuyết” đã lâu của ngành giáo dục trong việc rèn luyện thể lực toàn diện cho học sinh. Đồng thời đây cũng là phương pháp giúp giáo viên, nhà trường quản lý học sinh rất tốt…Không dừng lại ở những kết quả đó, ông nhận thấy người già cũng là một đối tượng cần được quan tâm vì người già vẫn cần, thậm chí càng phải vận động để duy trì cuộc sống, kéo dài tuổi thanh xuân, làm chậm quá trình lão hóa. Khi tuổi thọ con người theo dự báo khoa học có thể đạt trung bình trên 100- 120 tuổi thì nhu cầu sống vui vẻ, được giao lưu hòa nhập của người cao tuổi càng không thể thiếu… Do vậy, ông đã dành hầu hết vốn liếng vào thiết kế sản xuất các món “đồ chơi” phù hợp với nhu cầu vận động của người trung niên, người cao tuổi, đặc biệt là chiếc giường đa năng dành cho người liệt nặng. Với thiết bị này, người già có thể ăn, ngủ, nghỉ ngơi bằng các bài tập nhẹ nhàng. Họ có thể tắm trên giường, sinh hoạt cá nhân ngay trên giường mà người thân vẫn có thể dễ dàng dọn dẹp. Không những vậy, với chiếc xe giường di động này, người bệnh vẫn có thể ra sân hít khí trời, được ăn cơm cùng với gia đình, không bị mặc cảm sống tách biệt khỏi người thân.

Cho đến nay, hàng trăm mẫu đồ chơi do ông thiết kế đã có mặt tại trên 100 trường học Hà Nội và nhiều sân khu nhà tập thể, vườn hoa, cụm văn hóa dân cư , công viên, bệnh viện, trung tâm dưỡng lão, trung tâm nuôi người khuyết tật ở Hà Nội và các tỉnh… Cũng cần nói thêm rằng các đồ chơi do ông thiết kế đều có giá thành rất thấp so với sản phẩm tương tự ở nước ngoài mà vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ-mỹ thuật, phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như khả năng chi phí của cộng đồng. Ông tâm sự: -Tôi làm không phải vì lợi nhuận. Chi tiêu cá nhân bằng lương hưu cũng đủ, tuổi già ăn chẳng hết là bao. Chỉ mong muốn làm được nhiều việc có ích cho đời, đó là dâng hiến món quà tinh thần này đến với thật nhiều người trong cộng đồng.

Nghĩ vậy, làm cũng vậy, ông thường sẵn sàng đưa sản phẩm đến cho các cơ sở dùng trước, rồi mới trả tiền sau, thậm chí còn lưu giữ hàng tệp hóa đơn chứng từ nợ của khách hàng trị giá nhiều trăm triệu đồng mấy năm qua còn chưa thanh toán! Nhưng ông vẫn rất vui vì thấy các “tác phẩm” của mình được mọi người hào hứng đón nhận, thực sự đúng với nghĩa của một “Sân chơi mở cộng đồng”…

 

                                                                  Kim Chi

 



Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t