Thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa vì sự phát triển bền vững (12:51 16/09/2023)


HNP - Tiếp tục chương trình làm việc Hội nghị Nghị sĩ toàn cầu lần thứ 9, sáng 16/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, đã diễn ra Phiên thảo luận chuyên đề 3 “Thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa vì sự phát triển bền vững”.

Phiên thảo luận chuyên đề 3 về Thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa vì sự phát triển bền vững


Chủ trì Phiên thảo luận, ông Kamal Ait Mik, nghị sĩ Marocco, thành viên Ban Lãnh đạo Diễn đàn Nghị sĩ trẻ IPU cho biết: Hội nghị tiến hành thảo luận chuyên đề số 3 về “Thúc đẩy sự tôn trọng sự đa dạng văn hóa cho sự phát triển bền vững”. Trong tình hình hiện nay, cần tôn trọng đa văn hóa để hướng đến phát triển bền vững. Đây là một chủ đề rất quan trọng. Vào tháng 6/2023, Marocco đã chủ trì Diễn đàn Liên tôn giáo, với sự tham gia của các đại diện các nền tôn giáo lớn.
 
Ông Kamal Ait Mik nhấn mạnh, việc đối thoại liên tôn giáo, liên văn hóa, thúc đẩy đa dạng văn hóa là rất cần thiết, đặc biệt, cần hướng tới những người yếu thế như phụ nữ, trẻ em, những người di cư, thanh niên, người tàn tật. Hội nghị này hướng tới đối tượng thanh niên, những chủ thể của tương lai, đóng vai trò quan trọng và cần có những vị trí tốt hơn nữa trong xã hội. 
 
Ông Kamal Ait Mik chủ trì phiên thảo luận
 
Phát biểu đề dẫn tại Phiên thảo luận, Tiến sĩ Maurizio Bona chia sẻ lý do có mặt tại Phiên họp vì ông đã có thời gian tham gia xây dựng Liên minh Nghị viện IPU. Ông Maurizio Bona cũng chia sẻ về Hiến chương khoa học, công nghệ, đạo đức, theo đó, khoa học, công nghệ tạo ra sự thay đổi lớn đối với toàn cầu; việc dự đoán sự phát triển của khoa học, công nghệ rất khó, do vậy, việc giảm thiểu tác động tiêu cực từ sự phát triển này cần được đặt ra vấn đề đạo đức trong lĩnh vực này.
 
Các nghị viện cần nhìn nhận vai trò của đạo đức trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Tổ chức CERN đang xây dựng một Hiến chương về đạo đức trong khoa học, công nghệ, dựa trên tinh thần bảo đảm, tôn trọng quyền con người. Đây cũng là tài liệu tham khảo để các nghị viện xây dựng các quy định về đạo đức trong khoa học công nghệ. Hiến chương quy định các hoạt động nghiên cứu không được phép vượt qua các tiêu chuẩn đạo đức đã được nêu ra, đây chính là giới hạn về đạo đức trong lĩnh vực nghiên cứu. Ông Maurizio Bona khẳng định, đây không phải là văn bản tồn tại mãi mãi mà sẽ được rà soát, điều chỉnh định kỳ phù hợp với các giai đoạn phát triển trên thế giới.
 
Ông Maurizio Bona cho biết, nhóm làm việc đã làm việc với các nghị viện, nghị sĩ, cộng đồng nghiên cứu khoa học để cập nhật Hiến chương, quy định các tiêu chuẩn đạo đức trong nghiên cứu khoa học.
 
Tiến sĩ Maurizio Bona phát biểu đề dẫn
 
Bản dự thảo của Hiến chương sẽ được gửi cho các nghị viện tham khảo và hoàn thiện, dự kiến thông qua tại Đại hội đồng IPU năm 2024. Hiến chương giúp các nghị viện xác định cơ hội và thách thức, định hình tương lai dài hạn của thế giới, với sự phát triển khoa học công nghệ đang đóng vai trò tích cực hơn trong xã hội mà không lo ngại những rủi ro tiềm tàng.
 
Trong phiên họp này, các đại biểu tập trung vào vai trò của các nghị viện và nghị sĩ trẻ trong việc thúc đẩy sự tôn trọng đa dạng văn hóa trong thời đại chuyển đổi công nghệ và toàn cầu hóa. Các đại biểu sẽ thảo luận về hợp tác kỹ thuật số dựa trên đạo đức, giảm thiểu những hậu quả không mong muốn của Chuyển đổi số đối với quyền riêng tư, an ninh và phúc lợi, đồng thời tạo ra một môi trường và hệ sinh thái thuận lợi cho văn hóa và sự đa dạng văn hóa.
 
Các diễn giả sẽ đóng góp tham luận bao gồm: Tiến sĩ Maurizio Bona, cựu cố vấn của Tổng Giám đốc Tổ chức Nghiên cứu Vật lý Hạt nhân Châu Âu (CERN), giảng viên tại Đại học Pavie, Ý. Bà Gabriela Ramos, Phó Tổng Giám đốc Khoa học Xã hội và Nhân văn, UNESCO (video message); Giáo sư Jean Trần Thanh Vân, Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam, Giám đốc Trung tâm ICISE; Ông Bùi Hoài Sơn, Đại biểu Quốc hội Việt Nam; Ông Andy Williamson, nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Đổi mới của IPU; Đại diện Liên minh các nền văn minh của Liên Hợp Quốc.

Quỳnh Anh


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t