Nhiều chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Thủ đô (13:45 27/02/2017)


HNP - Ban Dân tộc thành phố Hà Nội vừa rà soát chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Thủ đô gắn với Chiến lược công tác dân số đến năm 2020 và 2 năm thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 10/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Ban Dân tộc thành phố, thực hiện Chương tình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011 - 2015”, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với UBND các huyện chỉ đạo các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số thành lập các Chi hội phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt, gia súc, gia cầm. Trong tổng số 14 xã thì có 6 xã có mô hình chăn nuôi phát triển và là xã chăn nuôi trọng điểm của thành phố. Có 5 xã của huyện Ba Vì gồm: Yên Bài, Tản Lĩnh, Minh Quang, Vân Hòa, Ba Trại và xã Yên Bình huyện Thạch Thất đã có sự phát triển khá rõ rệt. Tổng đàn gia súc, gia cầm không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, nhờ vậy, đời sống nhân dân được nâng cao. Trong đó có nhiều hộ chăn nuôi đã đầu tư xây dựng nhiều trang trại, nhiều vùng chăn nuôi tập trung. Đáng nói, công tác tư vấn phát triển chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch thụ tinh nhân tạo được triển khai rộng rãi và có hiệu quả.

Ngoài ra, UBND các huyện đã tích cực thực hiện công tác khuyến nông trên địa bàn thành phố, góp phần thúc đẩy phát triển trồng trọt và chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn thành phố nói chung và các huyện có đông đồng bào dân tộc sinh sống nói riêng. Tiêu biểu như thực hiện kế hoạch sản xuất, tiêu thụ chè an toàn giai đoạn từ năm 2012 đến 2016. Mô hình thâm canh chè VietGAP trên diện tích 70ha, đây là mô hình mới trong sản xuất, quản lý, tiêu thụ chè an toàn có hệ thống. Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm Chứng nhận phù hợp Quacert tập huấn kỹ thuật và hướng dẫn cụ thể cho các hộ nông dân tham gia mô hình thâm canh chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Nông dân bước đầu có ý thức trong canh tác chè; góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc và bảo vệ môi trường, sinh thái nông nghiệp bền vững. Cũng trong năm 2015 đã thực hiện hỗ trợ phát triển nghề sơ chế thuốc nam cho đồng bào dân tộc Dao tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì với tổng kinh phí 600 triệu đồng.


Đức Hiếu


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t