Hơn 500 cửa hàng được cấp biển nhận diện theo Đề án kinh doanh trái cây (20:57 04/04/2018)


HNP - Chiều 4/4, Sở Công thương Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết giai đoạn I và II của Đề án “Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành của thành phố Hà Nội".

Toàn cảnh hội nghị


Theo báo cáo của Sở Công thương, tính đến hết tháng 03/2018, trên địa bàn 12 quận nội thành Hà Nội có tổng số 941 cửa hàng kinh doanh trái cây. Trong đó có 794/941 cửa hàng đã được cấp đăng ký kinh doanh (đạt tỷ lệ 84,4%); 715/941 cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc cam kết bảo đảm ATTP; 817/941 cửa hàng có trang thiết bị bảo quản trái cây; 657/941 cửa hàng có trang thiết bị giám sát chất lượng trái cây; 872/941 cửa hàng có quầy, kệ trưng bày trái cây (đạt tỷ lệ 93%); 2.684/3.073 người làm việc tại các cửa hàng đã được khám sức khỏe theo quy định (đạt tỷ lệ 87,3%)…
 
Đến thời điểm hiện tại, UBND các quận đã cấp biển nhận diện cho 520 cửa hàng kinh doanh trái cây đáp ứng được các yêu cầu của Đề án trái cây, nâng tỷ lệ cửa hàng được cấp biển nhận diện tại thời điểm hiện tại lên 55% (tăng 48% so với năm 2017). Trong đó, nhiều quận cấp biển nhận diện đạt tỷ lệ cao như: quận Hoàng Mai 63/101 cửa hàng, đạt tỷ lệ 62%; quận Đống Đa 46/72 cửa hàng, đạt tỷ lệ 64%; quận Nam Từ Liêm 30/44 cửa hàng, đạt tỷ lệ: 68%; quận Hai Bà Trưng 72/100 cửa hàng, đạt tỷ lệ 72%; quận Thanh Xuân 70/98 cửa hàng, đạt tỷ lệ 71%.
 
Nhằm hỗ trợ các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành, Sở Công thương đã mời và làm việc với đại diện của 2 nhãn hàng chuyên cung cấp tủ bảo quản SANAKI và ALASKA. Các đơn vị cam kết hỗ trợ giảm giá bán thiết bị từ 10-15% so với giá bán trên thị trường. Quỹ Đầu tư Phát triển Thành phố, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hà Nội cung cấp thông tin những chương trình, chính sách tín dụng, hoạt động cho vay tại Quỹ Đầu tư và một số ngân hàng thương mại để giới thiệu cho các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội có nhu cầu làm thủ tục vay vốn theo quy định.
 
Để triển khai thành công Đề án trong giai đoạn III, Giám đốc Sở Công thương Lê Hồng Thăng đề nghị các sở, ngành liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Đề án trái cây bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả; tuyên truyền đến các cửa hàng kinh doanh trái cây về các điều kiện để được cấp biển nhận diện. Sở NN&PTNT tập trung phối hợp với các lực lượng chức năng tập trung kiểm soát chất lượng trái cây, truy xuất nguồn gốc trái cây nhất là trái cây trong nước; Tập trung hoàn thiện việc cấp các loại giấy tờ về ATTP đối với các cửa hàng chuyên doanh trái cây thuộc lĩnh vực nông nghiệp quản lý theo phân cấp chưa được cấp. Lực lượng QLTT cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý triệt để việc buôn bán trái cây trên lòng đường, vỉa hè trong quý II/2018.
 
Đối với các quận, cần rà soát, nắm bắt, cập nhật cơ sở dữ liệu, thực trạng hoạt động của các cửa hàng kinh doanh trái cây trên trên địa bàn quận. Phối hợp với Sở Công thương tổ chức mỗi quận 1 lớp tập huấn, hướng dẫn cho các cửa hàng kinh doanh trái cây về nội dung các giai đoạn triển khai tiếp theo của Đề án trái cây, các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh trái cây phải tuân thủ; nội dung kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh trái cây. Triển khai nhân rộng xây dựng các tuyến phố không kinh doanh trái cây dưới lòng đường, vỉa hè, nơi công cộng...

Quang Phú


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t