Tăng cường các giải pháp về phòng, chống đuối nước và tai nạn thương tích trẻ em (14:06 09/04/2018)


HNP - Trước nhiều vụ đuối nước trẻ em thương tâm diễn ra trong thời gian qua, trong khuôn khổ Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đoàn lần thứ hai, khóa XI, các đại biểu tiếp tục góp ý vào dự thảo Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước ở trẻ em.

Hiện nay, tai nạn, thương tích ở trẻ em đang có xu hướng tăng lên và là vấn đề đáng quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước đang phát triển. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên toàn cầu có hơn 900.000 trẻ em và vị thành niên dưới 18 tuổi tử vong do thương tích, trong đó 90% là thương tích không chủ ý. 95% tử vong do thương tích trẻ em xảy ra ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình.

Bàn về vấn đề trên, Trưởng Ban ĐKTHTN Trung ương Đoàn Nguyễn Thị Thu Vân cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ em là do người lớn lơ là, thiếu những kỷ năng sơ cấp cứu cần thiết, trẻ thiếu kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Do đó, việc phối hợp để trang bị kỹ năng chăm sóc, quản lý, sơ cứu trẻ em khi bị đuối nước là rất quan trọng; đồng thời cần có những địa điểm an toàn để hướng dẫn trẻ tập bơi cũng như thực hiện tuyên truyền tác động đến ý thức các em học sinh thông qua các bài tập.

Nhiều cán bộ Đoàn trao đổi, đối tượng của đề án là tất cả trẻ em đều được hỗ trợ, do đó, không nên phân biệt là trẻ em khó khăn hay không khó khăn và cần có những hoạt động bổ trợ về việc phòng chống đuối nước và thương tích cho trẻ em. Vì thế, đề xuất, sử dụng sân trường để làm sân chơi cho thiếu nhi nhằm giải quyết khó khăn về địa điểm sinh hoạt. Đồng thời, nên xác định nội dung trọng tâm của đề án là phòng chống đuối nước cho trẻ em; các nội dung của đề án nên hướng trực tiếp đến đối tượng hưởng lợi và giảm bớt các hoạt động ở cấp trên, tăng cường các hoạt động ở cấp xã, phường và tương đương.

Trao đổi về đề án, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong đề nghị, đề án trong quá trình xây dựng các giải pháp cần quan tâm đến các yếu tố liên quan, giải pháp cần phân định theo lứa tuổi. Cần chia các nội dung thực hiện theo từng vấn đề như: phòng chống đuối nước; tai nạn giao thông và kỹ năng tự bảo vệ, tự thoát hiểm cho trẻ em.

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, trọng tâm hướng tới là trẻ em nhưng cũng cần mở rộng đến phụ huynh, góp phần nâng cao tính cảnh báo, giảm nguy cơ cho trẻ em. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị tốt lực lượng để thực hiện và xây dựng các bộ công cụ hướng dẫn; các đội hình chuyên cần vào cuộc phối hợp tổ chức thực hiện.


Việt Hoàng


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t