Điều tra, khảo sát 500 hộ kinh doanh nông sản tại 2 chợ đầu mối (13:54 24/09/2019)


HNP - Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý chợ đầu mối nông sản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức thực hiện trong 9 tháng đầu năm 2019 trên địa bàn thành phố.

Điểm nổi bật trong công tác này là Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội đã tham mưu Sở NN&PTNT tổ chức buổi làm việc, khảo sát thực trạng quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) tại chợ đầu mối nông sản Minh Khai, Trung tâm Kinh doanh chợ đầu mối phía Nam trao đổi, thảo luận các nội dung quản lý ATTP tại chợ năm 2019 và việc thực hiện Thông tư số 11/2018/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chợ đầu mối nông sản, chợ đấu giá nông sản. Cùng với đó, tiến hành điều tra, khảo sát nguồn gốc xuất xứ sản phẩm nông, lâm, thủy sản tại các hộ kinh doanh ở 2 chợ đầu mối, khảo sát 500 hộ kinh doanh tại 2 chợ đầu mối Phía Nam và Minh Khai. Kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy 2 chợ đầu mối là nguồn cung cấp hàng hóa lớn cho các chợ bán lẻ cũng như hệ thống các quán cơm, nhà hàng và người tiêu dùng trực tiếp với nguồn hàng hóa phong phú, nhiều chủng loại.

Có một vài điểm chú ý về nguồn gốc thực phẩm nông, lâm, thủy sản tại 2 chợ này đó là, đa phần các hộ kinh doanh có xu hướng nhập buôn lại của các hộ kinh doanh tại các chợ có tính chất chợ đầu mối, cụ thể: Sản phẩm thủy sản ngọt các hộ kinh doanh tại 2 chợ này chủ yếu nhập buôn lại từ các hộ kinh doanh tại chợ cá Yên Sở (chợ có tính chất chợ đầu mối). Sản phẩm trái cây, thủy sản biển, các hộ kinh doanh nhập buôn lại của các hộ kinh doanh tại chợ Long Biên (chợ đầu mối cấp 2). Sản phẩm thịt gia cầm, các hộ kinh doanh đa phần nhập ở chợ gia cầm Hà Vĩ (chợ có tính chất chợ đầu mối) và lấy lại của các hộ kinh doanh ở Bình Đà, Bình Minh (huyện Thanh Oai). Sản phẩm thịt lợn, các hộ kinh doanh phần lớn lấy tại lò mổ Vạn Phúc (huyện Thanh Trì), một lượng nhỏ các hộ tự giết mổ nhỏ lẻ tại gia đình.

Tương tự, các loại rau, củ, khoảng 50% có nguồn gốc tại các vùng sản xuất rau của các huyện Mê Linh, Đan Phượng, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Thanh Trì, Gia Lâm, Thường Tín...; số còn lại nhập từ các tỉnh Sơn La, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng và nhập khẩu.

Cũng qua quả khảo sát sơ bộ tại 2 chợ đầu mối cho thấy, việc thiết kế sổ ghi chép truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo quy định tại Thông tư 11/2018/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chợ đầu mối nông sản, chợ đấu giá nông sản.

Ngoài ra, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội còn thí điểm hướng dẫn các hộ kinh doanh tại 2 chợ đầu mối ghi chép phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc tại chợ; thí điểm thiết lập module quản lý truy xuất nguồn gốc cho Ban quản lý của 2 chợ đầu mối trên.


Thanh Bình


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t