Ứng Hòa: Tích cực phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm (14:46 08/10/2019)


HNP - Kiểm soát, khống chế không để dịch bệnh cúm gia cầm xảy ra và lây lan diện rộng, đó là mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch số 184/KH-UBND của UBND huyện Ứng Hòa, ban hành ngày 7/10, về phòng, chống bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn huyện giai đoạn 2019-2025.

Theo đó, huyện đặt ra mục tiêu cụ thể: 100% các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh cúm gia cầm (CGC) giai đoạn 2019-2025; Tổ chức kiểm soát tốt dịch bệnh, chủ động giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời ổ dịch và không để dịch bệnh lây lan diện rộng; Ngăn chặn không để các nhánh, các chủng vi rút mới nguy hiểm xâm nhiễm vào và lây lan trên địa bàn huyện; Tổ chức tiêm phòng đạt tỷ lệ tối thiểu 80% tổng đàn gia cầm thuộc diện tiêm. Xây dựng các cơ sở, xã chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh. Góp phần giảm thiểu hoặc không để phát sinh các ca bệnh CGC ở người do nhiễm các chủng vi rút cúm nguy hiểm.

Để đạt mục tiêu đề ra, huyện sẽ tăng cường tuyên truyền về tình hình dịch bệnh, nguy cơ dịch tái phát trên diện rộng, nguy cơ xâm nhiễm của các chủng vi rút cúm nguy hiềm vào thành phố Hà Nội và địa bàn huyện theo quy định. Tuyên truyền về bệnh CGC, các chủng vi rút cúm nguy hiểm, tính chất nguy hiểm của bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; sử dụng giống gia cầm rõ nguồn gốc, đã qua kiểm dịch của cơ quan thú y; sử dụng thịt gia cầm phải nấu chín, không ăn tiết canh, vận động người dân tự giác báo cáo khi phát hiện gia cầm bị bệnh, gia cầm nghi mắc bệnh CGC, giảm thiểu các hành vi làm phát sinh và lây lan dịch bệnh. Tuyên truyền sâu, rộng trong cộng đồng, bằng nhiều hình thức.

Đồng thời, tiến hành giám sát dịch bệnh tại xã có nguy cơ cao, đối với đàn gia cầm nuôi có biểu hiện nghi ngờ bệnh CGC phải được lấy mẫu để xét nghiệm vi rút CGC và chẩn đoán phân biệt. Thực hiện việc kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo quy định của Luật Thú y và Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT, ngày 30/6/2016, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tăng cường phối hợp giữa các ngành liên quan: Thú y, Quản lý thị trường, cảnh sát giao thông và Chính quyền địa phương để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật tại các chốt kiểm dịch, đầu mối giao thông cũng như tại các địa bàn, cơ sở có nguy cơ cao và tại các chợ buôn bán gia cầm sống.

Hàng năm, từ nguồn vắc xin do thành phố cấp tổ chức triển khai 02 đợt tiêm phòng định kỳ cho 100% tổng đàn gia cầm sinh sản nuôi tại các gia trại và các hộ chăn nuôi. Chủ chăn nuôi có trách nhiệm tự chi trả chi phí tiêm phòng cho đàn gia cầm thương phẩm.


Thanh Tình


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t