Nhiều ý kiến đóng góp xây dựng dự thảo Luật Đường sắt, Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) (21:34 13/04/2017)


HNP - Ngày 13/4, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tổ chức hội nghị lấy ý kiến xây dựng dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi), và Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi). Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội chủ trì hội nghị.

Các đại biểu tham dự hội nghị


Đóng góp cho dự thảo Luật đường sắt, một số đại biểu cho rằng: theo dự thảo “UBND cấp tỉnh quy định trình tự xây dựng, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng”. Tuy nhiên, tại điều 16 Nghị định số 14 ngày 13/2/2015 của Chính phủ lại quy định chi tiết thi hành mốt số điều của Luật đường sắt quy định “Bộ trưởng Bộ GT&VT hướng dẫn thực hiện xây dựng, ban hành, công bố công lệnh tải trọng…” do vậy các đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu lại khoản 4, 5 điều 42 để đảm bảo phù hợp, đồng bộ.
 
Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cũng kiến nghị dự thảo nên sửa nội dung “không được trồng cây, xây dựng công trình…” thành “không được xây dựng công trình trái phép trong phạm vi hành lang” vì hiện tại đối với đường sắt chạy trên mặt đất, trong hành lang an toàn có trồng cỏ, cây tầm thấp không gây ảnh hưởng đến an toàn vận hành.
 
Một số đại biểu kiến nghị sửa đổi nội dung về các loại hình đường sắt, theo đó cần nêu khái niệm “đường sắt đô thị bao gồm đường tàu điện ngầm, đường tàu điện trên cao” và phải thêm nội dung “đường tàu đi trên mặt đất” vì quy hoạch xây dựng thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội số 5 Nam Hồ Tây - Ngọc Khánh - Láng - Hoà Lạc có các đoạn đi ngầm, đi trên cao và đi trên mặt đất…
 
Về dự thảo Luật Chuyển giao công nghệ liên quan đến các nội dung chủ yếu về chính sách, hình thức, phương pháp, về thẩm định công nghệ dự án đầu tư, về phát triển thị trường khoa học và công nghệ,… Tuy nhiên một số đại biểu cho rằng cần chỉnh sửa về mặt kỹ thuật lập pháp còn nhiều điểm cần được xem xét, cải tiến. 
 
Theo đó trong nội dung hình thức chuyển giao nên bổ sung vào điều 6 một hình thức chuyển giao công nghệ phổ biến là “tặng, cho, viện trợ”, vì trong thực tế có thể có nhiều trường hợp đã xảy ra, chẳng hạn người nắm giữ được bí quyết kỹ thuật nào đó là Việt kiều, hoặc là người đã già muốn tặng cho người thân hoặc cho học trò mà họ có thiện cảm trong quá trình giao tiếp, học tập.
 
Ngoài ra, một số đại biểu đề nghị bổ sung một khoản: Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng chuyền giao công nghệ, để bảo đảm tính đặc thù của hoạt động chuyển giao công nghệ phải thỏa mãn các ràng buộc có liên quan, như về đăng ký, cấp phép, bảo mật, thuế, góp vốn… Nhất là các trường hợp chưa định lượng một cách rõ ràng về công nghệ bị cấm chuyển giao, công nghệ hạn chế chuyển giao.

Bên cạnh đó, một số đại biểu kiến nghị về xử lý vi các hành vi vi phạm điều cấm đã qui định tại Điều 12 của Dự thảo. Vì tại đây có tới 9 loại hành vi bị cấm và không thể xử lý giống như nhau được. Và nếu thiếu qui định “Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành” thì Điều khoản thi hành trong thời hạn 03 tháng hay 02 tháng, thì sẽ lại rơi vào tình trạng Luật chờ Nghị định, chờ Thông tư như vẫn thường hay xảy ra hiện nay.
 
Kết thúc hội nghị, đồng chí Ngọ Duy Hiểu đã tiếp thu các ý kiến góp ý tại Hội thảo để tiếp tục hoàn thiện Dự án Luật để trình Quốc hội tại kỳ họp tới.

Lê Tâm


Latest news

Other news

view Search




Write your comment

Full name:(*)
Phone number:
Title:(*)
Content:(*)
Capcha:         L?y l?i m� b?o m?t