Hà Nội: Chủ động phòng, chống cháy rừng (18:43 26/01/2017)


HNP - Thời điểm này đang là cao điểm mùa khô hanh, nếu cháy rừng xảy ra thì hầu hết các kiểm rừng đều dễ bắt lửa với tốc độ lan tràn rất nhanh. Do vậy, thành phố Hà Nội đã có những chỉ đạo kịp thời cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương có rừng chủ động ứng phó, hạn chế thấp nhất các vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn.

Nhân dân xã Ba Vì, huyện Ba Vì kết hợp giữa phát triển kinh tế dưới tán rừng và bảo vệ rừng


Tiềm ẩn nguy cơ

Kết quả thống kê, kiểm kê và lập hồ sơ quản lý rừng vừa công bố, tổng diện tích rừng và đất chư cho rừng của Hà Nội gần 27.760ha với 60.229 lô, phân bố ở 7 huyện, thị xã (Ba Vì, Sóc Sơn, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức và Sơn Tây), trong đó: Diện tích có rừng hơn 18.642ha; diện tích chưa có rừng hơn 9.114ha (đất có rừng 'trồng nhung chua thành rừng: 1.366,43ha. Độ che phủ rừng toàn thành phố là 5,57%. Chi cục trưởng Kiểm lâm Hà Nội Lê Minh Tuyên cho biết, rừng của Hà Nội có 3 loại, rừng phòng hộ môi trường, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Rừng của Hà Nội chủ yếu là rừng trồng, cây trồng, đồng tuổi, một tầng, cơ cấu loài đơn giản là những cây dễ cháy như keo tai tượng, bạch đàn, thông, nên nếu không thực hiện tốt các biện pháp phòng chống cháy rất dễ xảy ra cháy rừng.

Mặt khác rừng Hà Nội gắn liền với các công trình văn hóa lịch sử, thường diễn ra lễ hội trong năm và ở xen kẽ với những khu dân cư nên tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao. Năm 2016, toàn thành phố đã xảy ra 15 vụ cháy rừng tại các huyện Sóc Sơn, Quốc Oai, Ba Vì và thị xã Sơn Tây gây thiệt hại khoảng 5,03ha. Các vụ cháy đều được dập tắt kịp thời, không để lan rộng, không ảnh hưởng lớn đến tài nguyên rừng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cháy rừng, nhưng chủ yếu vẫn do con người gây ra như dùng lửa bất cẩn trong rừng; phong tục tập quán của người sống trong rừng như đốt nương, đốt bãi lấy cỏ chăn nuôi gia súc, săn bắn đốt ong, sưởi ấm, xử lý thực bì... Ngoài ra, do thời tiết hanh khô, nắng hạn kéo dài, các hồ đập, suối trong rừng đều bị cạn kiệt nước thảm thực bì vật liệu cháy có độ khô nỏ cao, khả năng dễ bắt lửa dẫn đến các vụ cháy rừng. Chỉ cần sơ ý đốt lửa khi bắt ong, dọn nương bãi sẽ gây ra cháy rừng. Tại rừng Sóc Sơn, những năm gần đây, nhà nước triển khai nhiều công trình gần rừng. Số người hoạt động ra vào rừng đông dẫn đến khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát lửa ở trong rừng. Rừng Sóc Sơn lại giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, nhiều chỗ cao, dốc đi lại khó khăn, cây trồng chủ yếu là thông, keo ít có tác dụng phòng cháy, thực bì dưới tán rừng và các loại vật liệu cháy lớn. Trong khi đó, nguồn lực đầu tư cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng còn hạn chế nên nguy cơ cháy rừng Sóc Sơn cao.

Chủ động phòng chống cháy rừng

Theo ông Lê Minh Tuyên, rừng Hà Nội được bảo vệ tốt, hầu như không có tình trạng chặt phá rừng trái phép. Chính quyền các cấp đã tăng cường chỉ đạo đảm bảo thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về quản lý bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật. Các vụ cháy rừng xảy ra đề được dập tắt kịp thời nên hạn chế thấp nhất thiệt hại đến tài nguyên rừng. Có thể lấy kinh nghiệm trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng của huyện Ba Vì là một ví dụ. Năm qua, để làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng, huyện đã thành lập được 45 tổ xung kích bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng với sự tham gia của hơn 320 người, 10 tổ bảo vệ rừng với sự tham gia của 53 thành viên. Trên địa bàn huyện Ba Vì hiện có 4 bể dự trữ nước với dung tích mỗi bể là 1.000m3, 8 chòi quan sát lửa rừng; các trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng được trang bị đầy đủ gồm xe chữa cháy, máy bơm nước chuyên dụng, máy thổi gió, máy cưa xăng, bàn dập.

Ngoài việc trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ phòng cháy chữa cháy rừng thì việc tập huấn, nâng cao nhận thức cho nhân dân các xã có rừng cũng được quan tâm. Hạt Kiểm lâm Ba Vì đã phối hợp với cơ quan chức năng của huyện tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền như tuyên truyền cổ động bằng xe ô tô xuống các địa bàn, tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh các xã, thị trấn; tổ chức diễn tập về công tác phòng cháy chữa cháy rừng để người dân tự giác nâng cao ý thức bảo vệ rừng. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quân đội, kiểm lâm sẵn sàng ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra. Nhờ các biện pháp đồng bộ nên mấy năm trở lại đây, số vụ cháy rừng trên địa bàn huyện giảm đáng kể.

Để củng cố công tác phòng cháy chữa cháy rừng, khi bước vào mùa khô hanh, UBND thành phố đã chỉ đạo các địa phương có rừng, xác định khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao và chủ động phòng ngừa cháy rừng với phương án chữa cháy theo phương châm “bốn tại chỗ”. Bố trí lực lượng chữa cháy rừng trong mọi thời điểm, trong đó chú trọng tiếp nhận tin báo từ người dân bằng việc cung cấp đường dây nóng; lực lượng thường trực 24/24h tại các trạm bảo vệ và canh lửa rừng, ngăn ngừa nguy cơ cháy rừng… Hình thành các tổ, đội xung kích bảo vệ rừng ở các xã và tuyên truyền, vận động thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng đến từng nhà dân. Khi nhìn thấy có đám cháy hoặc sơ ý làm lửa lan ra khu vực kiểm soát gây cháy rừng phải lập tức thông báo cho nhân dân nơi gần nhất và những người có trách nhiệm để huy động lực lượng tham gia cứu chữa…


Tuấn Vũ


Latest news

Other news

view Search




Write your comment

Full name:(*)
Phone number:
Title:(*)
Content:(*)
Capcha:         L?y l?i m� b?o m?t