Tiếp tục lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo báo cáo về các rủi ro thiên tai có thể trở thành thảm họa (05:51 07/06/2017)


HNP - Ngày 6/6, UBND TP Hà Nội tổ chức họp lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo báo cáo dự báo các rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với thành phố. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu chủ trì cuộc họp.

Nhiều ý kiến đóng góp thiết thực, hiệu quả cho dự thảo


Tại cuộc họp, các ý kiến của sở, ngành liên quan cho rằng, các rủi ro đều có thể trở thành thảm họa trên địa bàn thành phố. Chẳng hạn, lĩnh vực tài nguyên và môi trường, sự gia tăng của chất thải rắn, khí thải, nước thải quá lớn, trong khi thiếu phương án xử lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trên diện rộng. Rò rỉ thuốc trừ sâu, chất thải độc hại từ các nhà máy, cơ sở sản xuất vào kênh, mương, sông, hồ có thể gây ô nhiễm.

Với tốc độ đô thị hóa nhanh, trong khi hệ thống thoát nước thiếu đồng bộ, trong mùa mưa lũ có thể xảy ra úng ngập nhiều nơi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông, cở sở hạ tầng đô thị. Dự báo, trong thời gian tới, do ảnh hưởng nhiều đợt mưa, bão với cường độ mạnh như gió bão mạnh cấp 8 trở lên, mưa lớn trên diện rộng liên tục dài ngày có thể dẫn đến lụt, vỡ đê. Ngoài ra, hạn hán là một hiện tượng tự nhiên được coi là thiên tai có thể xảy ra…

Với công trình, nhà cao tầng, tập trung đông dân cư sinh sống, nếu xảy ra cháy, nổ, đe dọa tính mạng của rất nhiều người. Đặc biệt, các khu vực có mật độ dân cao, tồn tại nhiều nhà, công trình cổ, cũ, giao thông nhỏ, hẹp... tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ, sập đổ công trình và khó cứu chữa khi xảy ra cháy. Còn các khu dân cư đang đan xen nhiều kiến trúc xây dựng khác nhau và quy hoạch xây dựng không đồng bộ; nhà dân xen kẽ với các khu dịch vụ, thương mại… nên số lượng, chủng loại cháy nổ rất đa dạng, trong đó có nhiều chất dễ cháy. Đặc biệt, với các khu có mật độ dân cư cao, tồn tại nhiều nhà và công trình cổ, cũ giao thông nhỏ, hẹp… như khu nội đô lịch sử là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy, nổ, sập đổ công trình và rất khó cứu hỏa…

Các ý kiến cho rằng, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để kiểm soát rủi ro. Theo đó, cần xác định, đánh giá nguy cơ thông qua hệ thống thông tin cảnh báo nhận diện; định hình bộ máy quản lý điều hành tập trung, tránh tình trạng xử lý theo kiểu tình huống như hiện nay. Một vấn đề khác được nhiều đại biểu quan tâm là cách thức lồng ghép nội dung quản lý rủi ro thảm họa vào quy hoạch phát triển để chủ động có phương án ứng phó; bố trí nguồn lực để chủ động ứng phó với thiên tai; khuyến khích tổ chức hỗ trợ quản lý thảm họa, các cơ sở đào tạo, huấn luyện và đơn vị dịch vụ công phục vụ cho phòng, chống, giảm nhẹ thảm họa.

Cùng với đó, hoàn thiện tổ chức, chẳng hạn như thành lập bộ phận thường trực quản lý rủi ro, thảm họa của thành phố trực thuộc Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai thành phố; khuyến khích thành lập các tổ chức hỗ trợ quản lý thảm họa. Một nhiệm vụ quan trọng nữa là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng; xây dựng năng lực tự phòng ngừa, ứng phó với thảm họa...

Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu lưu ý, ngoài 7 lĩnh vực (ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước; vỡ đê, lũ lụt; cháy nổ, đặc biệt là các khu chung cư, khu dân cư cũ, giao thông không thuận lợi cho chữa cháy; sụt đổ công trình cao tầng; tai nạn giao thông nghiêm trọng đường sắt, hàng không; khủng hoảng từ thị trường bất động sản và nhà ở; an ninh mạng), dự báo có khả năng xảy ra rủi ro dẫn đến thảm họa, cần tiếp tục tổ chức hội nghị, hội thảo lấy ý kiến chuyên gia quản lý, nhà khoa học nghiên cứu sâu, đánh giá đầy đủ để có giải pháp ứng phó cụ thể để hoàn thiện báo cáo...


H. Hải


Latest news

Other news

view Search




Write your comment

Full name:(*)
Phone number:
Title:(*)
Content:(*)
Capcha:         L?y l?i m� b?o m?t