Phát triển mô hình trồng cây đặc sản nâng cao thu nhập tại xã Hương Sơn, Mỹ Đức (09:43 01/02/2017)


HNP - Khu vực rừng đặc dụng Hương Sơn có tổng diện tích tự nhiên 4.705ha, trong đó, vùng lõi 3.760ha, vùng đệm 945ha. Trước những năm 1990 đời sống khó khăn, người dân vào phá rừng lấy củi, săn đặc sản rừng… Cho đến năm 1994, khi Ban quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn được thành lập, rừng đã được trồng, bảo vệ và phát triển xanh tốt, nhiều đặc sản núi rừng được dần phục hồi.

Người dân xã Hương Sơn thu hoạch rau sắng


Nhắc đến Hương Sơn là người ta nghĩ đến những dãy núi đá vôi, những dòng suối uốn lượn quanh co, gồm hệ thống chùa chiền, đền thờ và hang động nằm theo những ngọn núi đá vôi. Tuy nhiên, bên cạnh những cánh rừng ấy không chỉ là lá phổi xanh mà còn cung cấp nhiều sản vật đặc biệt, trong đó, có các loại quả cây tuy bình thường nhưng lại rất ngon, là món quà quê, là đặc sản của núi rừng Hương Sơn.
 
Cây rau sắng, loài thực vật đặc hữu chỉ có ở vùng rừng núi Hương Sơn, vừa là thực phẩm, vừa là vị thuốc. Người ta hái lá non, ngọn để nấu canh có vị ngọt như mì chính, thơm. Vào mùa Xuân, du khách đi trẩy hội chùa Hương, khi về không quên mua mớ rau sắng làm quà cho người thân. 
 
Để bảo tồn loại rau đặc sản này, Ban quản lý rừng Hương Sơn đã có các chính sách khuyến khích người dân trồng, phát triển. Nhiều người dân tại xã Hương Sơn ở đây đã tính việc nhân giống cây rau sắng dưới tán rừng. Người dân ở đây cho rằng để trồng được loại rau này cần phải hiểu các tập tính. Đây loại cây rừng, ưa thích bóng râm và thường mọc cheo leo, bám vào các sườn núi. Với điều kiện hoang dại, cây rất ít khi ra quả và nếu có quả tỷ lệ nảy mầm trong tự nhiên cũng không nhiều.
 
Để bảo tồn giống cây này, cán bộ kỹ thuật của Ban quản lý rừng Hương Sơn cũng hướng dẫn người ủ hạt giống, đem ngâm nước để kích thích hạt nảy mầm. Ươm hạt rau sắng mọc lên cao 10cm, 20cm rồi đem nhân giống trồng dưới tán rừng, từ đó, cây phát triển và sinh trưởng. Tuy nhiên, cũng do đặc tính sống dưới tán cây to mà cây cũng phát triển chậm, để cho thu hoạch phải mất 5 đến 10 năm.
 
Nhiều người nhận thấy cây sắng ưa đất ẩm, sống bằng mùn đất do lá cây mục tạo ra nên đã tăng diện tích trồng loại cây này. Ở Thung Chùa, gia đình ông Đinh Văn Sinh có thu nhập ổn định từ làm kinh tế dưới tán rừng. Tầng trên là cây gỗ, tầng dưới ông Sinh trồng hàng nghìn gốc rau sắng. Hiện đang là mùa Đông, chưa vào vụ rau sắng nhưng những ngày này, ông Sinh vẫn có rau trái vụ bán cho khách. Tuy không nhiều như chính vụ nhưng cần cù, chịu khó, mỗi ngày gia đình ông cũng thu được 200-300 nghìn đồng.
 
Cũng tại núi rừng Hương Sơn người ta còn nghĩ đến một loài củ mọc tự nhiên khá nhiều ở trong rừng Hương Sơn đó là củ mài (tên dược liệu là Hoài sơn), người dân bản địa thường đi rừng đào về tinh chế thành bột củ mài nấu chè, làm bánh vừa ngon miệng vừa là vị thuốc bổ dân gian dùng điều trị chữa bệnh đái tháo đường, bí tiểu tiện...
 
Ngoài những đặc sản đó, người dân nơi đây còn đang phát triển một số cây trồng đặc sản khác như: địa liền, gừng gió, tam thất Nam, sâm đại hành, sạ đen, sả, đơn tướng quân, cỏ xước, thiên niên kiện, mạch môn, mơ rừng… Các cây dược liệu này phục vụ nguyên liệu phục vụ làm nghề bốc thuốc chữa bệnh, ngâm rượu và đổ buôn cho các hộ cất hàng bán cho du khách đến chùa Hương.
 
Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn, ông Nghiên Xuân Lừng cho hay khu vực rừng đặc dụng Hương Sơn có nhiều thung lớn quy mô vài chục héc ta, trong đó Thung Chùa là rộng nhất có diện tích khoảng 70ha với hơn 100 hộ dân canh tác. Ban Quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn đã yêu cầu bà con ký cam kết giữ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học dưới tán rừng. Đồng thời, mời các nhà khoa học về nghiên cứu, đánh giá để đề ra các giải pháp bảo tồn cây đặc sản, đặc hữu dưới tán rừng. Hiện nay, khu vực Thung Chùa đã mở rộng được 10ha rau sắng, trong đó, có 2ha do Ban Quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn hỗ trợ theo chương trình kết hợp bảo tồn và phát triển kinh tế dưới tán rừng.
 
Rừng đặc dụng Hương Sơn có diện tích khoảng hơn 4.700 ha, phân bổ ở 4 xã gồm Hương Sơn, Hùng Tiến, An Tiến và An Phú, trong đó, đã ký hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng năm 2016 cho 52 chủ hợp đồng nhận khoán. Tổng diện tích được giao khoán: 3.640,5ha.
 
Hàng năm, Ban quản lý đều tích cực phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Mỹ Đức trong công tác phòng chống cháy rừng, tổ chức tập huấn về bảo vệ rừng cho người dân 4 xã. Đồng thời, ký với 361 hộ dân về không xâm hại đến rừng, không đốt hay chặt phá rừng. Bên cạnh đó, năm 2016, Ban quản lý cũng triển khai hoàn thành 5km đường băng cản lửa để tránh trường hợp lửa lây lan khi cháy.

Lê Tâm


Latest news

Other news

view Search




Write your comment

Full name:(*)
Phone number:
Title:(*)
Content:(*)
Capcha:         L?y l?i m� b?o m?t