Tình hình báo chí trong tuần (Từ ngày 24/7/2015 đến ngày 25/7/2015) (14:51 05/08/2015)



Những nội dung trọng tâm:
1. Thời sự, chính trị

Thông tin Đại hội Đảng các cấp tiến tới ĐH đảng bộ Hà Nội lần thứ XVI, ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng: Ngày 24-7, Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm tổ chức đại hội cấp trên cơ sở. Hà Nội có 57 đảng bộ cấp trên cơ sở và 3 đảng bộ cơ sở trực thuộc Thành ủy. Theo đó, tính đến hết ngày 24-7, 20 đảng bộ cấp trên cơ sở và 3 đảng bộ trực thuộc Thành ủy đã tổ chức xong đại hội. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng khẳng định, tất cả đại hội 23 đơn vị và gần 3.000 chi, đảng bộ cơ sở đều diễn ra bảo đảm đúng nguyên tắc, quy định, không xảy ra trường hợp nào có sai sót. Đặc biệt, các đại hội đều diễn ra an toàn, an ninh tuyệt đối, thu hút sự quan tâm, chào đón của quần chúng nhân dân. Hà Nội: 20 đảng bộ cấp trên cơ sở tổ chức đại hội thành công (Hà Nội mới, 24/7).

Ngày 30-7, Đại hội lần thứ II Đảng bộ khối Doanh nghiệp Hà Nội chính thức diễn ra. Phát biểu chỉ đạo, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng nhận định, là đảng bộ mới được thành lập, với đặc thù không có chính quyền và tổ chức công đoàn cùng cấp; đảng viên đông, địa bàn hoạt động rộng, cả trong và ngoài nước,… Song với tinh thần đoàn kết, thống nhất, năng động, sáng tạo, ý chí và quyết tâm cao, Đảng bộ khối Doanh nghiệp Hà Nội đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, thử thách, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2010-2015 đã đề ra. Khai mạc Đại hội Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Hà Nội (Hà Nội mới, 30/7).

Tổng hợp ý kiến từ đợt tiếp xúc cử tri của ĐBQH thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII vừa qua ra cho thấy, cử tri các quận, huyện đã có rất nhiều kiến nghị liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội của cả nước. Cử tri phản ánh việc thu hồi lại những tài sản bị mất do tham nhũng gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ thu hồi được thấp, trung bình chỉ xấp xỉ 20% tổng số tiền, tài sản phải thu hồi. Bên cạnh đó, việc kê khai tài sản của cán bộ công chức hiện nay chưa thực sự hiệu quả. Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, cử tri đề nghị hạn chế thành lập thêm các trường ĐH, CĐ và kiểm tra chất lượng đào tạo. Liên quan đến tình hình kinh tế, cử tri đề nghị Quốc hội giám sát chặt chẽ tình trạng nợ công, việc thu chi ngân sách của Nhà nước; tăng cường giám sát các DN FDI… Cử tri đề nghị mở thêm trường nghề, hạn chế mở mới trường đại học (Kinh tế Đô thị, 28/7).

Trước ảnh hưởng nghiêm trọng do mưa lũ gây ra tại tỉnh Quảng Ninh, làm chết 17 người, bị thương 32 người, 28 ngôi nhà bị sập đổ, ngày 30-7, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã quyết định hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh 4 tỷ đồng để khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra. Nguồn kinh phí này được trích từ Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội. Thường trực Thành ủy Hà Nội giao Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội chủ trì phối hợp với UBND Thành phố và các cơ quan có liên quan khẩn trương tổ chức chuyển kinh phí hỗ trợ trên cho tỉnh Quảng Ninh theo quy định. Hà Nội hỗ trợ Quảng Ninh 4 tỷ đồng khắc phục mưa lũ (Hà Nội mới, 30/7). 

UBND thành phố Hà Nội vừa ký quyết định về phương án phòng tránh, ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn nhằm hạn chế thiệt hại về người, tài sản và các công trình trọng yếu.  Thành phố yêu cầu cơ quan liên quan tổ chức di dời người dân ở trong nhà không kiên cố có khả năng bị đổ sập và những khu vực xung yếu trước 12 giờ so với thời điểm dự báo siêu bão đổ bộ. Hà Nội dự kiến huy động từ 50 đến 52 nghìn người của các sở ngành, UBND quận, huyện tham gia khi bão đổ bộ trực tiếp vào thành phố. Lập phương án ứng phó siêu bão (Tiền phong, 30/7).

2. Kinh tế, xây dựng và quản lý đô thị

Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, kể từ khi Luật Doanh nghiệp mới có hiệu lực, trong tháng 7/2015, bình quân mỗi ngày Sở đã nhận khoảng 560 hồ sơ thủ tục đăng ký kinh doanh, tăng gấp 2 lần so với quý I. Thậm chí có ngày đỉnh điểm, Phòng một cửa của Sở đã phát ra tới 1.600 số thứ tự. Những “tảng đá trên xa lộ” làm giàu (Xây dựng, 30/7).

Trước phản hồi từ một số doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý về sai lệch trong nợ đọng thuế, Cục thuế Hà Nội đã kịp thời có công văn đính chính số tiền nợ thuế, xin lỗi công khai gửi tới từng doanh nghiệp. Theo Cục Thuế Hà Nội, việc xảy ra sai sót trong quá trình công khai DN nợ thuế có nguyên nhân khách quan và chủ quan song việc công khai danh sách DN nợ đọng thuế là giải pháp đúng đắn. Tính đến ngày 30/7/2015, sau khi công khai 268 đơn vị nợ thuế, Cục Thuế đã thu được 704 tỷ 783 triệu đồng tiền nợ thuế. Tiếp tục triển khai đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế (Kinh tế đô thị, 30/7). 

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định thành lập Ðoàn liên ngành kiểm tra các nội dung quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn thành phố. Theo quyết định, từ ngày 25-7 đến 30-8, Ðoàn liên ngành sẽ kiểm tra, đánh giá hiệu quả chuyển đổi mô hình quản lý chợ; việc đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây mới mạng lưới chợ theo quy hoạch; tình hình hoạt động và kế hoạch giải tỏa chợ cóc, chợ tạm; cơ sở vật chất, nhà, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị điện, nước, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy nổ… ; công tác thu chi, bảo đảm duy trì hoạt động của chợ…Xây dựng cơ chế quản lý chợ hiệu quả hơn (Nhân dân, 30/7). 

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa ký quyết định đặt tên 19 đường, phố mới và điều chỉnh độ dài 3 tuyến phố. Theo đó, tên của nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn vừa được đặt cho đoạn đường dài 900 từ ngã ba ngõ 612 Lạc Long Quân đến đoạn giao với dốc đê đường Âu Cơ, trên địa bàn quận Tây Hồ. Cũng trong khu vực quận Tây Hồ, đoạn đường dài 2.230m từ ngã ba giao cắt đường Thanh Niên đến phố Trích Sài, được đặt theo tên nhà văn Nguyễn Đình Thi. Hà Nội đặt tên 19 đường, phố mới (Công an nhân dân, 30/7).

Tổng Cty Điện lực thành phố Hà Nội ( EVN Hà Nội) chính thức niêm yết lịch ghi chỉ số công tơ tại UBND phường, nhà văn hóa các quận, huyện, bên cạnh đó đơn vị này cũng công bố trang điện tử và điện thoại đường dây nóng để người dân tiện tra cứu và phản ánh những thông tin cần thiết liên quan đến ngành điện. Đây là một trong những nỗ lực được EVN Hà Nội đưa ra nhằm củng cố niềm tin của người tiêu dùng. EVN Hà Nội đưa ra giải pháp minh bạch cách ghi chỉ số công tơ (Pháp luật và xã hội, 30/7). 

UBND quận Nam Từ Liêm vừa tổ chức cưỡng chế thu hồi trên 1.000m2 đất công tại khu vực trước cổng trường Tiểu học Phú Đô, phục vụ việc xây dựng nhà văn hóa, địa điểm vui chơi cho người dân nơi đây. Quyết định thu hồi đất có từ năm 2005, tuy nhiên 10 năm sau, với sự quyết liệt của UBND quận Nam Từ Liêm, việc cưỡng chế, thu hồi phần đất lấn chiếm này mới thực hiện được. Nam Từ Liêm: Thu hồi đất để xây nhà văn hóa (Kinh tế đô thị, 30/7). 

Ngày 30/7, UBND Quận Thanh Xuân đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin định kỳ về kết quả thực hiện kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng trên địa bàn quận trong 6 tháng đầu năm 2015. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2015, kinh tế trên địa bàn quận tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng ngoài nhà nước ước đạt trên 6.000 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận tăng 6,95% so với kế hoạch TP giao. Đặc biệt, công tác đầu tư xây dựng và quản lý đô thị trên địa bàn quận trong thời gian qua đã được đoàn giám sát của HĐND TP đã đánh giá cao, nhất là việc không để phát sinh các công sinh siêu mỏng, siêu méo trên địa bàn. Không để phát sinh công trình siêu mỏng, siêu méo (Kinh tế đô thị, 30/7).

Lực lượng liên ngành Hà Nội gồm Sở Xây dựng, Sở Thông tin và Truyền thông và Tổng Công ty Điện lực Thành phố (EVN Hà Nội) vừa lên kế hoạch thanh thải, sắp xếp các đường dây, cáp đi nổi trên 115 tuyến phố trong thời gian từ nay đến cuối năm 2015 để xóa tình trạng “mạng nhện” dây, cáp chằng chịt trên các tuyến phố Thủ đô. Theo kế hoạch, công tác thanh thải, sắp xếp các đường dây, cáp đi nổi tại 115 tuyến phố sẽ được triển khai từ trung tuần tháng 7/2015 cho đến ngày 31/12/2015, trong đó cao điểm là 2 tháng 9 và 10 với số tuyến phố được dọn “mạng nhện” dây cáp lần lượt là 24 và 32 tuyến. Nửa cuối năm 2015, Hà Nội dọn “mạng nhện” cáp trên 115 tuyến phố (ICT News, 26/7)

Trên cơ sở ý kiến của các nhà khoa học và các chuyên gia, phương án trồng cây của Viện Kiến trúc và Cảnh quan Nội thất – trường Đại học Lâm nghiệp, Sở Xây dựng đã báo cáo UBND Thành phố và được chấp thuận phương án thay thế, trồng mới cây xanh tại tuyến phố Nguyễn Chí Thanh chủ đạo là cây Lát hoa. Việc tổ chức thi công dự kiến bắt đầu vào ngày 1/8 với số cây thay thế và trồng mới là 247 cây. Chi phí trồng cây trên đường Nguyễn Chí Thanh do Công đoàn Công an Thành phố đóng góp. Hà Nội thay hết cây mỡ trên đường Nguyễn Chí Thanh (Vietnamnet, 30/7).

Dọc tuyến đường vành đai 3 trên khu đất của các dự án khu đô thị Tây Nam Kim Giang, khu đô thị mới Đại Kim…, thuộc quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì đang tồn tại những trạm trộn bê tông không phép hoạt động suốt ngày đêm. Cùng với việc gây ô nhiễm môi trường, gây ồn, các trạm này đang tiếp tay cho “hung thần” khi mà hằng ngày, một lượng lớn xe trọng tải lớn ra vào liên tục. Hàng loạt trạm bê tông không phép lộng hành (Tiền phong, 23/7)

3. Văn hóa, Y tế và Giáo dục

Ngày 28/7/2015, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định về việc thành lập Sở Du lịch Hà Nội trên cơ sở tách chức năng quản lý nhà nước về du lịch từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội. Theo Quyết định, Sở Du Lịch Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP Hà Nội, có chức năng tham mưu, giúp UBND Thành phố thực hiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố, các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc ủy quyền của UBND thành phố. Sở Du lịch Hà Nội có tên giao dịch quốc tế là “Department of Tourism of Ha Noi City”, có trụ sở tại số 17 Điện Biên Phủ, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội. UBND TP Hà Nội ký quyết định thành lập Sở Du lịch Hà Nội (Hà Nội mới, Công an nhân dân, Tin tức,… 28/7).

Chi cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) Hà Nội cho biết, mỗi năm quy mô dân số Hà Nội dự kiến tăng thêm tương đương dân số 1 huyện lớn, khoảng 200.000 người. Trung bình mỗi năm có khoảng 120.000 trẻ ra đời, tỷ lệ nhập cư về Hà Nội liên tục tăng. Tính đến năm 2014 dân số Hà Nội là 7,2 triệu người, tỷ lệ tăng bình quân hàng năm là 2,34%. Xu hướng sinh con thứ ba trở lên có xu hướng gia tăng tại các huyện và nhiều khu vực đang đô thị hóa. Hà Nội: Mỗi năm dân số tăng thêm bằng một huyện lớn (Tiền phong, 29/7)

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt chỉ tiêu và kế hoạch tổ chức tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn. Theo đó, UBND Thành phố phê duyệt 4.459 chỉ tiêu tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục 3 cấp (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập). Người tham dự phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, trường hợp không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội phải là Thủ khoa xuất sắc các trường đại học được Chủ tịch UBND Thành phố tặng bằng khen. Hà Nội: Tuyển dụng hơn 4.000 chỉ tiêu viên chức ngạch giáo viên (Infonet, 29/7)./.

Ngày 30/7, Bộ GD&ĐT đã tổ chức tổng kết kiểm tra công nhận Thành phố Hà Nội đạt chuẩn Phổ cập Giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2. Kết quả điều tra năm 2014 cho thấy: Toàn Thành phố Hà Nội hiện có 702 trường Tiểu học với 15.152 lớp học. 100% các trường đều có đủ phòng làm việc khu hiệu bộ, các phòng chức năng. Cơ sở vật chất và môi trường đảm bảo đủ điều kiện cho học sinh đến trường học 2 buổi/ngày. Hiện số đơn vị cấp xã, phường của Thành phố PCGDTHĐĐT mức độ 2 hiện là 571/584 đạt tỷ lệ 97,43%. 30/30 số quận, huyện, thị xã đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 2 đạt tỷ lệ 100%. Hà Nội đạt chuẩn Phổ cập Giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 (Giáo dục và thời đại, 30/7). 


Latest news

Other news

view Search




Write your comment

Full name:(*)
Phone number:
Title:(*)
Content:(*)
Capcha:         L?y l?i m� b?o m?t