Huyện Sóc Sơn: Hơn 85% số hộ dân nắm bắt được chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn (16:11 06/07/2019)


HNP - Đó là những nỗ lực trong triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn 6 tháng đầu năm 2019 của huyện Sóc Sơn.

Trong 6 tháng đầu năm, ngoài ban hành kế hoạch, kiểm tra, giám sát trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện Sóc Sơn đã phối hợp với Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội triển khai 1 lớp đào tạo nghề xâu hạt gỗ cho 35 lao đông nông thôn và tập huấn kỹ năng phát triển doanh nghiệp cho 100 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện. Đồng thời, lồng ghép đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm trên cơ sở danh mục nghề đào tạo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, theo hướng linh hoạt về thời gian, địa điểm, đa dạng về phương thức tổ chức và thuận lợi về quy trình thủ tục. Qua đó, giúp lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của lao động nông thôn.

Các cơ sở tham gia vào công tác dạy nghề cho lao động nông thôn của huyện Sóc Sơn cũng đã phối hợp tích cực với các xã, thị trấn tuyên truyền về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến toàn bộ người dân và người lao động được biết. Nhờ vậy, đến nay, hơn 85% số hộ dân trên địa bàn huyện đã nắm bắt được chính sách của Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn...

Từ nay đến cuối năm 2019, huyện Sóc Sơn tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm. Trong đó: Tạo điều kiện để người dân có cơ hội học nghề và được thụ hưởng các thành quả dạy nghề ở mức độ ngày càng cao, đặc biệt là gắn dạy nghề với giải quyết việc làm với chỉ tiêu 80% lao động học nghề có việc làm. Thực hiện điều tra, khảo sát thống kê nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu tuyển dụng lao động sau khi học nghề của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn để tổ chức đào tạo.

Huyện Sóc Sơn xác định, việc đào tạo nghề phải xuất phát từ nhu cầu lao động, đồng thời, phải phù hợp với sức khỏe, độ tuổi và trình độ của người dân. Cùng với đó, huyện lựa chọn cơ sở đào tạo nghề có đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề nông nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao và gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện…


Thanh Bình


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t