13 năm thi hành Luật Thi đua, khen thưởng:


Bài 3: Tiếp tục sửa đổi, bổ sung để phát huy tác dụng tích cực của công tác thi đua, khen thưởng (10:43 29/12/2017)


HNP - Sau khi Luật Thi đua, Khen thưởng có hiệu lực, đến nay, công tác thi đua, khen thưởng trong cả nước có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, sau 13 năm triển khai thực hiện, Luật Thi đua khen thưởng đã bộc lộ những bất cập cần được tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

Thứ nhất, việc tổ chức chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua chưa đồng đều ở các vùng miền và các thành phần kinh tế, đặc biệt là vùng nông thôn, địa bàn dân cư, khu vực kinh tế ngoài nhà nước chưa được quan tâm chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua. Nhiều nơi, phong trào thi đua còn hình thức, chưa tạo được động lực thi đua từ cơ sở, từ quần chúng nhân dân; hiệu quả, tác dụng của các phong trào thi đua còn chưa cao. Một số nơi phong trào thi đua còn hình thức, chưa gắn kết thi đua với thực hiện nhiệm vụ chính trị; nội dung, tiêu chí thi đua chưa cụ thể, chưa gắn với lợi ích của người lao động. Một số bộ, ngành, địa phương công tác khen thưởng chưa bám sát các phong trào thi đua, chưa lấy kết quả phong trào thi đua làm căn cứ, cơ sở để khen thưởng nên tác dụng khen thưởng chưa cao; một số trường hợp còn thiếu chính xác, nể nang, cào bằng, có đơn vị báo cáo không trung thực, chạy theo thành tích; cá biệt còn có tập thể, cá nhân được khen thưởng nhưng thành tích chưa tiêu biểu và tạo sức lan tỏa..

Luật xây dựng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng chưa phù hợp ở các cấp, nhất là ở cấp cơ sở; đặc biệt, chưa có những quy định ràng buộc chặt chẽ, có hệ thống để tạo ra mô hình khen thưởng theo hình chóp; một số quy định về thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng còn thể hiện sự bất cập, không hợp lý; quy định tiêu chuẩn của một số danh hiệu thi đua và khen thưởng cao, nhưng tiêu chuẩn lại thấp hơn dẫn đến xu hướng dồn lên các hình thức khen thưởng cấp Bộ và cấp Nhà nước. Khen thưởng nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý; khen thưởng đối với tập thể nhỏ và lao động trực tiếp còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào các kỳ đại hội.

Về công tác khen thưởng, Luật có đối tượng điều chỉnh rộng liên quan đến cả hệ thống chính trị, các cơ quan nhà nước; lập pháp, hành pháp, tư pháp; tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp; các dân tộc, vùng, miền; các tôn giáo và chức sắc tôn giáo; các thành phần trí thức, công nhân, nông dân; các lứa tuổi… Nhưng điều kiện, tiêu chuẩn khen thưởng cụ thể của Luật chủ yếu tập trung vào đội ngũ là cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; cán bộ lãnh đạo, quản lý hoạt động, công tác qua các thời kỳ, Luật hiện hành chưa bao quát, cụ thể đối tượng đông đảo quần chúng trong nước. Các quy địnhvề tiêu chuẩn còn chung chung, chưa cụ thể, định tính, chưa định lượng, phải điều chỉnh bằng nghị định, thông tư và các văn bản hướng dẫn…

Luật quy định thành tích đến đâu khen thưởng đến đó, nhưng các tiêu chuẩn để xét khen thưởng theo Luật thì lại mang tính niên hạn, cộng dồn thành tích, trình tự từ thấp đến cao. Ngoài ra, quy định đối với khen thưởng cấp cao là phải đạt thành tích liên tục, nếu bị gián đoạn thì phải bắt đầu lại từ đầu, điều này không chỉ mang tính cộng dồn thành tích theo thâm niên mà còn làm giảm tính phấn đấu của người lao động, không khuyến khích được sự nỗ lực của cá nhân. Luật chưa quy định về quy trình thủ tục, hồ sơ khen thưởng đối với tập thể, cá nhân khi cấp trên phát hiện có thành tích đột xuất tiêu biểu xuất sắc.

Luật hiện này theo quy định nhiều hình thức khen thưởng cấp nhà nước nhưng thực tế, khi thực hiện Luật đến nay, tỷ lệ khen thưởng cấp nhà nước chưa cân đối trong từng lĩnh vực,số lượng khen thưởng nhiều tập trung chủ yếu vào khen thưởng niên hạn, khen quá trình cống hiến…Một số chủ trương chính sách của Đảng về thi đua, khen thưởng chưa được thể chế hóa; một số quy định về thủ tục, hồ sơ còn rườm rà, phức tạp, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính. Cụ thể, một số hồ sơ đề nghị khen thưởng phải làm từ dưới cơ sở lên đến 6, 7 tháng sau đó thủ tục được tiến hành từ Ban Thi đua khen thưởng xét duyệt đến Sở, họp Hội đồng xin ý kiến Ban Thường vụ, trình Chủ tịch UBND.

Việc lập quỹ thi đua, khen thưởng chưa huy động được các nguồn lực để thực hiện tốt việc khen và thưởng. Thực tế nhiều đơn vị có khen nhưng không có thưởng, hầu hết ở các bộ, ngành khi tặng thưởng cho các tập thể, cá nhân thuộc các tỉnh, thành phố không có tiền thưởng do khen thưởng nhiều và không có quỹ khen thưởng, trừ những đơn vị quản lý toàn diện.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, đặc biệt, thực hiện Kết luận Thông báo số 120-TB/TW ngày 18/1/2013 của Bộ Chính trị về Đề án “Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, theo đó, sẽ tập trung triển khai các giải pháp và định hướng sau:

Đổi mới nội dung, hình thức, phương thức tổ chức các phong trào thi đua yêu nước. Mỗi phong trào thi đua phải xác định được mục tiêu, nội dung cụ thể, thiết thực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm tình hình của từng cơ quan, đơn vị. Phong trào thi đua cần tập trung về cơ sở và được tổ chức phát động với những hình thức phong phú,  hấp dẫn, có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, có tiêu chí thi đua cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng bộ, ngành, địa phương, đơn vị và nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Cùng với việc tổ chức phát động phong trào thi đua thường xuyên hàng năm, kết hợp phát động các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề để hướng phong trào thi đua vào giải quyết những khó khăn, vướng mắc những mặt còn hạn chế, yếu kém, những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của từng bộ, ngành, địa phương, đơn vị, quá đó, đánh giá chất lượng, hiệu quả của các phong trào thi đua, yêu nước.

Cùng với đó, đổi mới công tác tuyên truyền, theo đó, duy trì tốt và đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật về thi đua, khen thưởng có hiệu quả như ứng dụng CNTT, báo chí, phát thanh truyền hình, kết hợp các hội nghị, hội thảo…Đồng thời, đổi mới chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng, theo đó, phong trào thi đua phải được thực hiện từ cơ sở, hướng phong trào thi đua và công tác khen thưởng tập trung vào cơ sở và người lao động, tạo được phong trào và động lực cách mạng từ quần chúng nhân dân, làm cho pháp luật về thi đua, khen thưởng ngày càng đi vào đời sống của nhân dân.


Trang Anh


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t