4 nhóm giải pháp đẩy mạnh phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (08:57 06/05/2020)


HNP - Ngày 5/5, Thành ủy Hà Nội có Báo cáo số 651-BC/TU, về tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 4/3/2005, của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX “về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Qua 15 năm thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW, hoạt động nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn thành phố đã được đẩy mạnh và thu được các kết quả quan trọng. Đáng chú ý, thông qua việc phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và người dân Thủ đô về vị trí và vai trò của công nghệ sinh học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được nâng cao… Các lĩnh vực chính của công nghệ sinh học như công nghệ tế bào, công nghệ gen, công nghệ vi sinh, công nghiệp sinh học đã được triển khai ngày một rộng khắp.

Trong vòng 15 năm, từ chỗ cả thành phố chỉ có vài doanh nghiệp đầu tư về công nghệ sinh học, đến nay, con số này là hơn 40 doanh nghiệp, trong đó, có những doanh nghiệp đầu tư trên vài trăm tỷ đồng để xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe; thuốc thú y, vắc xin vật nuôi.

Việc xây dựng, ban hành và hoàn thiện các chính sách trong phát triển khoa học và công nghệ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chủ lực, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố đã tạo lập cơ sở quan trọng trong việc triển khai các chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với phát triển công nghệ sinh học. Từ đó, thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, bảo quản chế biến sau thu hoạch, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường…

Kết quả hoạt động công nghệ sinh học đã thực sự đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tạo ra giá trị gia tăng cao cho các sản phẩm khoa học và công nghệ. Nhiều công nghệ tiên tiến của thế giới được các nhà khoa học Việt Nam làm chủ và đưa vào ứng dụng có hiệu quả. Các hoạt động khoa học và công nghệ, nhất là các dự án ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trong nông nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo sản phẩm nông nghiệp an toàn, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Công nghệ vi sinh, enzyme-protein được ứng dụng rộng rãi và cho kết quả tốt trong việc tạo chế phẩm sinh học, trong công nghiệp chế biển, sản xuất thực phẩm và đồ uống…

Phát huy kết quả đạt được, trong giai đoạn 2020 - 2025, Ban Thường vụ Thành ủy đã xác định rõ 4 nhóm giải pháp để tiếp tục thúc đẩy ứng dụng công nghệ sinh học, cụ thể: Nhóm giải pháp chính sách phát triển công nghệ sinh học nội sinh; nhóm giải pháp phát triển doanh nghiệp và phát triển thị trường công nghệ sinh học; nhóm giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ sinh học và chuyển giao công nghệ sinh học trong nước và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam; nhóm giải pháp tài chính.


H. Hạnh


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t