Siết chặt quản lý kinh doanh thịt lợn, sản phẩm từ thịt lợn (15:41 12/03/2019)


HNP - Sở Công Thương Hà Nội vừa ban hành Công văn số 886/SCT-QLTM, triển khai thực hiện các giải pháp phòng, ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm và ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Theo đó, Sở Công Thương đề nghị các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi, cửa hàng tiện lợi, các đơn vị quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn thành phố theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh; kinh doanh thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn phải đảm bảo an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ, được kiểm dịch thú y; không kinh doanh thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn không có nguồn gốc, xuất xứ, chưa qua kiểm dịch thú y; chủ động phối hợp với các sở, ngành, lực lượng chức năng triển khai biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Đối với các đơn vị quản lý, kinh doanh, khai thác chợ tích cực tuyên truyền cho các hộ kinh doanh thịt lợn và sản phẩm từ thịt lợn trong chợ thực hiện các quy định nêu trên, đề nghị cơ quan thú y kiểm soát chặt chẽ nguồn thịt lợn vào kinh doanh trong chợ. Theo dõi thường xuyên tình hình giá cả các mặt hàng thịt lợn trên thị trường, tiếp tục thông tin thường xuyên và đột xuất về Sở Công Thương khi mới xuất hiện những biến động bất thường của thị trường.

Liên quan đến nhiệm vụ trên, Cục Hải quan thành phố tăng cường kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu thịt lợn và sản phẩm từ thịt lợn vào thành phố. Thực hiện giám sát chặt chẽ việc thực hiện thủ tục hải quan đối với mặt hàng thịt lợn nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý theo quy định, đặc biệt là việc nhập khẩu thịt lợn từ các nước đã và đang có dịch về Hà Nội.

Cục Quản lý thị trường tăng cường chỉ đạo cán bộ phối hợp với lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ tại các chốt của thành phố; kiểm tra giám sát hoạt động buôn bán thịt lợn lưu thông trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. Kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển lưu thông, buôn bán thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ; đặc biệt là việc nhập lợn từ các tỉnh biên giới, các tỉnh đã và đang có dịch về Hà Nội. Lồng ghép trong công tác kiểm tra, tuyên truyền đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhất là cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không tham gia các hoạt động sản xuất thực phẩm, buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn từ lợn không có nguồn gốc rõ ràng, chưa qua kiểm dịch thú y để hạn chế phát sinh và lây lan bệnh dịch.


H. Hải


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t