Đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với du lịch, xúc tiến thương mại (09:05 04/01/2018)


HNP - Sở Công Thương Hà Nội vừa thông tin về kết quả phát triển làng nghề gắn với du lịch và xúc tiến thương mại năm 2017.

Theo đó, năm qua, công tác phát triển làng nghề gắn với du lịch, xúc tiến thương mại được các sở, ngành triển khai, đạt được những kết quả khá rõ nét. Sở Công Thương đã tổ chức đoàn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế. Cùng với đó, Sở đã phối hợp thực hiện 10 phóng sự tuyên truyền về hoạt động khuyến công làng nghề trên Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội, 30 bài tuyên truyền trên báo chí, cập nhật 300 thông tin bài viết và khuyến công, làng nghề; tổ chức đoàn công tác Ban Chỉ đạo Phát triển nghề, làng nghề thành phố tham quan, trao đổi kinh nghiệm quản lý và phát triển nghề, làng nghề tại Lào Cai và một số tỉnh phía Bắc.

Tương tự, Liên minh Hợp tác xã thành phố đã tổ chức đoàn hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp tham gia Hội chợ nông sản, tiểu thủ công nghiệp của hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã và doanh nghiệp Việt Nam lần thứ nhất tại Hà Nội; Hội chợ thương mại và du lịch quốc tế Việt - Trung tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành thành phố triển khai thí điểm xây dựng nhân diện thương hiệu (logo) du lịch làng nghề, biển chỉ dẫn du lịch và sản phẩm lưu niệm du lịch Hà Nội; xây dựng Đề án “Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại làng gốm sứ Bát Tràng và làng dệt lụa Vạn Phúc...

Đáng chú ý, Sở Quy hoạch Kiến trúc đã tổ chức thi tuyển phương án lập quy hoạch làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, quy mô lập quy hoạch khoảng 38,2ha và làng nghề gốm sứ Bát Tràng, huyện Gia Lâm quy mô lập quy hoạch khoảng 110ha; hướng dẫn Công ty cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ thiết kế Việt Nam tiếp tục triển khai thực hiện đầu tư xây dựng Dự án bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Sơn Đồng, huyện Hoài Đức.

Sở Văn hóa và Thể thao đã phối hợp với Cục Di sản Văn hóa và Viện Nghiên cứu Mỹ thuật xây dựng hồ sơ đa quốc gia về nghệ thuật sơn mài truyền thống, trong đó TP Hà Nội có 4 làng nghề được đưa vào danh mục trình gồm: Làng nghề sơn mài Hạ Thái và làng nghề sơn mài Duyên Trường, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín; làng nghề sơn mài thôn Bối Khê, xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên; làng nghề sơn tạc tượng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức. Phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội xây dựng phóng sự tuyên truyền về nghệ thuật sơn mài truyền thống Hà Nội nhằm giới thiệu, quảng bá đến đông đảo độc giả trong và ngoài nước...

Phát huy kết quả đạt được, trong năm 2018, các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước giới thiệu thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Theo kế hoạch, Sở Công Thương sẽ chủ trì tổ chức Hội chợ Quốc tế quà tặng thủ công mỹ nghệ Hà Nội; hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia Hội chợ Quốc tế thủ công mỹ nghệ năm 2018 tại TP Hồ Chí Minh; tổ chức cuộc thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các nghệ nhân, thợ giỏi; hỗ trợ 25 doanh nghiệp thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Còn Sở Du lịch triển khai khai thác, sử dụng kết quả sản phẩm thiết kế bộ sản phẩm xây dựng nhận diện thương hiệu, biển chỉ dẫn và sản phẩm lưu niệm du lịch Hà Nội...


H. Hải


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t